Tham gia giao thông là việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong đời sống. Vậy hành vi vi phạm giao thông đường thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Vi phạm giao thông đường thủy bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm giao thông đường thủy. Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 139/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, có quy định về các mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lĩnh vực an toàn giao thông đường thủy như sau:
Thứ nhất, mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về xây dựng đập thuỷ lợi, thủy điện và các công trình ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 139/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi không tiến hành hoạt động thông báo hoặc tiến hành hoạt động thông báo không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn giao thông đường thủy nội địa khi đưa các công trình vào sử dụng trên thực tế;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi không đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động công bố hạn chế giao thông đường thủy trước khi đưa các công trình vào sử dụng theo quy định của pháp luật, hoặc thực hiện không đúng phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận trong suốt quá trình thi công các công trình đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về việc không có
Thứ hai, mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về vấn đề quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 139/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không lập hồ sơ theo dõi các chướng ngại vật trên đường thủy nội địa gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông đường thủy theo quy định của pháp luật, không đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông đường thủy theo quy định của pháp luật, không lập hoặc lập nhưng không tiến hành hoạt động ghi chép đầy đủ các nội dung trong hồ sơ quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi không thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa trong quá trình phát hiện các chướng ngại vật trên luồng đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật, không sửa chữa giao thông và các công trình khác bị hư hại trên đường thủy, không thực hiện theo đúng các phương án bảo chi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không vận hành tàu theo đúng quy định của pháp luật, không tiến hành hoạt động kiểm định chất lượng các công trình theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về nạo vét vùng nước trong đường thủy nội địa căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 139/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển các chất nạo vét để thực hiện hoạt động nạo vét nhưng không đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật trên đường thủy nội địa;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không có đầy đủ hồ sơ bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không có các phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, không thực hiện đầy đủ các phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong quá trình thi công;
– Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi nạo vét vùng nước trong đường thủy nội địa không đúng phạm vi và khu vực, không đúng độ sâu và mái dốc thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi nạo vét trong vùng nước thủy nội địa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
Như vậy thì có thể nói, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường thủy nội địa sẽ cần phải được thực hiện theo mức xử phạt nêu trên.
2. Vi phạm giao thông đường thủy có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi vi phạm giao thông đường thủy nội địa hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn cấu thành tội phạm căn cứ theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội cản trở giao thông đường thủy. Hành vi khách quan của tội phạm này được xác định là hành vi gây cản trở cho hoạt động giao thông đường thủy diễn ra không được dễ dàng và bình thường. Dấu hiệu của người phạm tội ở tội cản trở giao thông đường thủy trong trường hợp gây ra hậu quả thiệt hại được xác định là lỗi vô ý. Người phạm tội có hành vi cản trở giao thông đường thủy đều không mong muốn cho hậu quả thiệt hại xảy ra mà tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và không thấy trước được hậu quả đó do cẩu thả. Trong các trường hợp còn lại thì lỗi của người phạm tội sẽ được xác định là lỗi cố ý, tức là người phạm tội cố ý thực hiện hành vi cản trở giao thông đường thuỷ. Tội cản trở giao thông đường thủy xâm phạm trực tiếp đến trật tự an toàn giao thông đường thủy theo quy định của pháp luật. Có thể kể đến một số hành vi cản trở thuộc mặt khách quan của tội cản trở giao thông đường thủy như sau:
– Khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của công trình giao thông đường thủy;
– Tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thủy mà không đặt và duy trì báo hiệu;
– Di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu;
– Tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thủy.
Tội phạm này có hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với những vi phạm giao thông đường thủy:
Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm giao thông đường thủy. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 139/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường thủy nội địa hiện nay được xác định là 01 năm. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được xác định là 02 năm đối với những hành vi vi phạm hành chính đặc biệt sau đây:
– Vi phạm quy định về xây dựng công trình kết cấu hạ tầng trong phạm vi đường thủy nội địa;
– Vi phạm quy định về hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản có liên quan đến đường thủy nội địa;
– Vi phạm quy định về xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa tuy nhiên có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa bao gồm hoạt động xây dựng bến phà, nhà máy thủy điện, các công trình ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Bên cạnh đó pháp luật còn quy định về thời điểm để có thể tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thuỷ. Theo đó thì thời hiệu để tính xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm giao thông đường thủy được xác định kể từ thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi. bổ sung năm 2017);
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 139/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.