Chương trình đào tạo là một trong những yếu tố để dẫn đến thành công trong chính sách phát triển giáo dục của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì thế pháp luật Việt Nam cũng có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về chương trình đào tạo.
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt vi phạm quy định về chương trình đào tạo:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, chương trình đào tạo được xem là một hệ thống các hoạt động giáo dục đào tạo được thiết kế phù hợp với quy định của pháp luật và được tổ chức thực hiện nhằm mục đích đạt được các mục tiêu đào tạo, thiết lập chương trình đào tạo hướng tới mục tiêu cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học theo quy định của pháp luật. Trên thực tế thì chương trình đào tạo sẽ bao gồm các mục tiêu và khối lượng kiến thức, chương trình đào tạo bao gồm nội dung và phương pháp đào tạo, bao gồm hình thức đánh giá đối với môn học và các ngành học của học sinh sinh viên, chương trình đào tạo bao gồm trình độ đào tạo và quy định về chuẩn đầu ra phù hợp với khung trình độ quốc gia Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Vì vậy các chương trình đào tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực giáo dục tại bất cứ một cấp học nào. Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chương trình đào tạo. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 88/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chương trình đào tạo được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi không cập nhật chương trình đào tạo theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không thực hiện đầy đủ và thực hiện không đúng quy trình tổ chức hoạt động xây dựng, thực hiện không đúng quá trình thẩm định và ban hành chương trình đào tạo, ban hành giáo trình đào tạo theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, phạt tiền đối với hành vi xây dựng và ban hành các chương trình đào tạo, ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp không đúng với mục đích, không đúng với cấu trúc và nội dung, không phù hợp và không đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu cho các học viên với mức xử phạt cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những chương trình đào tạo thường xuyên trái quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với những chương trình đào tạo ở cấp độ sơ cấp hoặc những chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp cho những đối tượng được xác định là nhà giáo dạy trình độ sơ cấp;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những chương trình đào tạo có cấp độ trung cấp hoặc chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp cho những đối tượng được xác định là nhà giáo dạy học với trình độ trung cấp hoặc trình độ cao đẳng;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với những chương trình đào tạo thuộc trình độ cao đẳng trở lên.
Thứ tư, phạt tiền đối với những hành vi không xây dựng hoặc có hành vi ban hành chương trình đào tạo, ban hành giáo trình đào tạo, thực hiện các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp trái quy định của pháp luật với mức xử phạt cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những chương trình đào tạo và giáo trình đào tạo thường xuyên trái quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với những chương trình đào tạo và giáo trình đào tạo thuộc trình độ sơ cấp, các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp cho những đối tượng được xác định là nhà giáo dạy trình độ sơ cấp;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với những chương trình đào tạo và giáo trình đào tạo thuộc cấp độ trung cấp, các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp cho những đối tượng được xác định là nhà giáo dạy trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các chương trình đào tạo và giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng trở lên.
Thứ năm, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi không có đầy đủ chương trình đào tạo, không có đầy đủ giáo trình đào tạo và các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp cho các chủ thể trong xã hội. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi không biên soạn và lựa chọn ban hành chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho những đối tượng được xác định là viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở các chương trình đào tạo do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành.
Thứ sáu, hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là đình chỉ hoạt động tuyển sinh có thời hạn trong khoảng thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về chương trình đào tạo nêu trên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm quy định về chương trình đào tạo:
Ngoài mức xử phạt nêu trên, hành vi vi phạm quy định về chương trình đào tạo còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 12 của Nghị định số 88/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, có thể kể đến một số biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về chương trình đào tạo như sau:
– Bắt buộc phải tiến hành hoạt động cập nhật hoặc xây dựng hoặc ban hành đầy đủ các chương trình đào tạo và các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp sao cho đảm bảo mục tiêu và đảm bảo cấu trúc nội dung, sao cho đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu theo quy định của pháp luật;
– Bắt buộc phải giảng dạy bổ sung đầy đủ nội dung và khối lượng kiến thức tối thiểu còn thiếu đối với những hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
– Bắt buộc phải có đầy đủ chương trình đào tạo và giáo trình đào tạo theo quy định của pháp luật, phải có đầy đủ chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp đối với những hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
– Bắt buộc phải tiến hành hoạt động biên soạn hoặc lựa chọn ban hành chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với những đối tượng được xác định là viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Bắt buộc phải hủy bỏ kết quả kiểm tra hoặc xét công nhận tốt nghiệp và tiến hành thủ tục thu hồi văn bằng, thu hồi các chứng chỉ tốt nghiệp đã cấp, bắt buộc phải sử dụng đúng chương trình đào tạo đã được đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện trong quá trình giảng dạy cho người học.
3. Quy định về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, có quy định cụ thể về cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo. Theo đó thì một chương trình đào tạo sẽ có cấu trúc và nội dung cơ bản sau đây:
– Chương trình đào tạo phải cả hiện rõ vai trò của từng thành phần và từng học phần trong chương trình đào tạo đó, chương trình đào tạo phải thể hiện sự liên kết và bổ trợ lẫn nhau giữa các học phần sao cho đảm bảo thực hiện quá trình giáo dục và thực hiện mục tiêu yêu cầu tồn tại của toàn bộ chương trình đào tạo;
– Chương trình đào tạo phải cả hiện rõ các đặc điểm và yêu cầu chung về chuyên môn nghề nghiệp trong lĩnh vực thuộc nhóm ngành nghề ở trình độ đào tạo nhất định, quá trình soạn thảo chương trình đào tạo phải tạo điều kiện thực hiện liên thông giữa các ngành với nhau và phù hợp với trình độ đào tạo, ngoài ra còn phải thể hiện những đặc điểm và yêu cầu riêng của từng ngành đào tạo nhất định;
– Chương trình đào tạo phải quy định rõ những thành phần chính yếu, bắt buộc đối với tất cả các người học, và chương trình đào tạo cần phải đưa ra các thành phần bổ trợ tự chọn để người học có thể tự động lựa chọn học sao cho phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân;
– Chương trình đào tạo phải định hướng được cho người học, đồng thời cũng cần phải đảm bảo tính mềm dẻo và tạo điều kiện cho người học có khả năng xây dựng kế hoạch học tập cá nhân phù hợp với tiến độ và trình tự, phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học;
– Nghị định số 88/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.