Hiện nay, nhiều người lao động mới đi làm và muốn gia nhập công đoàn, nhưng bị đồng nghiệp làm cùng hoặc thậm chí là bị người sử dụng lao động ngăn cản. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về mức phạt đối với hành vi ngăn cản người lao động gia nhập công đoàn?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt ngăn cản người lao động gia nhập công đoàn:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về mức xử phạt đối với người sử dụng lao động khi có hành vi ngăn cản người lao động gia nhập công đoàn. Căn cứ theo quy định Điều 35 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về vấn đề bảo đảm thực hiện quyền của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Theo đó người sử dụng lao động có hành vi ngăn cản người lao động gia nhập công đoàn sẽ có mức xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với những đối tượng được coi là người sử dụng lao động khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Không bố trí thời gian cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại các cơ sở để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của tổ chức đại diện đó theo quy định của Điều 176
– Không cho các cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở và tổ chức hoặc vào doanh nghiệp để tiến hành hoạt động tuyên truyền và vận động, thực hiện các hoạt động nhằm mục đích hướng dẫn người lao động thành lập và gia nhập công đoàn;
– Có hành vi cản trở / gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp tác nhằm mục đích thành lập, Gia nhập hoặc tham gia các hoạt động của các tổ chức đại diện người lao động tại các cơ sở;
– Không cho các thành viên thuộc ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại các cơ sở tiếp cận với người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại các cơ sở mà không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của những đối tượng được xác định là người sử dụng lao động đó.
Như vậy có thể nói, nếu người sử dụng lao động có hành vi ngăn cản người lao động gia nhập công đoàn thì người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (mức phạt áp dụng đối với tổ chức), và từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (mức phạt được áp dụng đối với cá nhân) theo như phân tích nêu trên.
2. Người sử dụng lao động có được ngăn cản người lao động gia nhập công đoàn không?
Trước tiên, có thể khẳng định, người sử dụng lao động có hành vi ngăn cản người lao động gia nhập công đoàn sẽ được coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật theo như phân tích nêu trên. Vấn đề này cũng được pháp luật hiện nay quy định một cách cụ thể và rõ ràng. Căn cứ theo quy định tại Điều 170 của
– Giao kết hoặc sửa đổi hoặc bổ sung hoặc chấm dứt
– Gia nhập hoặc không ra nhập các tổ chức đại diện người lao động tại các cơ sở;
– Gia nhập hoặc không ra nhập quá trình đình công theo quy định của pháp luật;
– Biểu quyết các nội dung trong quá trình thương lượng tập thể đã đạt được thống nhất để ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật;
– Những nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận của các bên.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 177 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với các tổ chức đại diện người lao động tại các cơ sở. Theo đó thì người sử dụng lao động sẽ có một số nghĩa vụ cơ bản sau:
– Không được cản trở hoặc gây khó khăn khi những đối tượng được xác định là người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm mục đích thành lập, gia nhập hoặc tham gia các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại các cơ sở theo nguyện vọng của bản thân;
– Công nhận và phải tôn trọng các quyền của tổ chức đại diện người lao động cơ sở khi các tổ chức này được thành lập hợp pháp;
– Phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động cấp cơ sở khi tiến hành hoạt động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, khi tiến hành hoạt động chuyển việc khác đối với người lao, xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động được xác định là thành viên trong ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động cấp cơ sở. Trong trường hợp các bên không thể thống nhất thỏa thuận ý chí được với nhau thì 02 bên sẽ phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau khoảng thời gian 30 ngày theo quy định của pháp luật, được tính kể từ ngày báo cáo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo như phân tích nêu trên, thì người sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định trên thực tế. Trong trường hợp không thống nhất với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động hoặc ban lãnh đạo của tổ chức đại diện lao động cấp cơ sở hoàn toàn có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục do pháp luật quy định;
– Phải gia hạn hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động giao kết đã hết nhiệm kỳ cho người lao động được xác định là thành viên trong ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ nhưng hợp đồng ký kết với người sử dụng lao động đã hết thời hạn;
– Các nghĩa vụ khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo như phân tích nêu trên thì có thể thấy, gia nhập công đoàn được xem là quyền của người lao động và người lao động hoàn toàn có quyền quyết định về vấn đề này. Người sử dụng lao động sẽ không được quyền gây cản trở hoặc gây khó khăn khi người lao động tham gia vào công đoàn cơ sở. Hành vi cản trở người lao động gia nhập công đoàn cơ sở là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý theo phân tích nêu trên.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở:
Căn cứ theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến hoạt động thành lập và gia nhập tổ chức đại diện người lao động cấp cơ sở. Có thể kể đến một số hành vi bị nghiêm cấm như sau:
– Phân biệt đối xử đối với người lao động và các thành viên trong ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động cấp cơ sở vì lý do thành lập hoặc hoạt động tổ chức đại diện đó, có thể kể đến một số hành vi như:
+ Yêu cầu tham gia hoặc không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động cấp cơ sở để được tuyển dụng hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
+ Sa thải / kỷ luật / đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật / không tiếp tục tiến hành hoạt động giao kết và gia hạn thời gian hợp đồng lao động, tiến hành hoạt động điều chuyển người lao động làm công việc khác mà không có lý do chính đáng;
+ Có hành vi phân biệt đối xử về tiền lương và thời gian làm việc, phân biệt đối xử về quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
+ Có hành vi cản trở hoặc gây khó khăn đến công việc nhằm mục đích suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động cấp cơ sở.
– Can thiệp hoặc thao túng quá trình thành lập / xây dựng kế hoạch công tác, các hành vi tổ chức thực hiện phục vụ cho hoạt động của tổ chức đại diện người lao động cấp cơ sở, trong đó bao gồm cả việc hỗ trợ về tài chính và các biện pháp kinh tế nhầm vô hiệu hóa hoặc suy yếu quá trình thực hiện các chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động cấp cơ sở, hành vi phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở với nhau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.