Việc tăng cường hoạt động giám sát và kiểm tra hải quan đóng vai trò vô cùng quan trọng và phục vụ hiệu quả cho hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Vậy mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám sát và kiểm tra hải quan được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt vi phạm quy định về giám sát hải quan:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giám sát hải quan. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giám sát hải quan như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Thực hiện hành vi trung chuyển hoặc chuyển tải, thực hiện hành vi lưu kho và chia tách các lô hàng, thực thực hiện hành vi đóng chung toa xe chở hàng và thay đổi phương thức vận chuyển trái quy định của pháp luật, Thay đổi phương tiện vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan hải quan mà không tiến hành hoạt động thông báo và không được sự đồng ý của các cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện tiêu hủy các loại phí liệu và tiêu hủy phế phẩm từ hoạt động sản xuất gia công hàng hóa xuất khẩu, hoạt động của doanh nghiệp chế xuất mà không tiến hành hoạt động thông báo với các cơ quan hải quan;
– Tiến hành hoạt động đưa các nguyên vật liệu và đưa các loại vật tư máy móc, các loại trang thiết bị đến các cơ sở khác để tiến hành hoạt động gia công lại hoặc đến các cơ sở lưu giữ khác với địa điểm ban đầu mà không tiến hành hoạt động thông báo mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan để sản xuất và gia công hàng hóa xuất khẩu;
– Thực hiện hành vi vận chuyển hàng hóa từ kho chứa các loại hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật đến các cửa hàng miễn thuế hoặc đến các phương tiện tàu bay, và ngược lại mà không thông báo mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan.
Thứ hai, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những chủ thể thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Vận chuyển hàng hóa quá cảnh hoặc chuyển cảng hoặc chuyển khẩu, có hành vi đưa hàng hóa kinh doanh tạm nhập khẩu hoặc tái xuất khẩu không đúng tuyến đường bộ và không đúng lộ trình, không đúng địa điểm và không đúng cửa khẩu, không đúng thời gian theo quy định hoặc đã đăng ký trong hồ sơ hải quan;
– Tự ý thay đổi bao bì và tự ý thay đổi các nhãn gián hàng hóa đang chịu sự giám sát của các cơ quan hải quan;
– Không bảo quản nguyên tình trạng của hàng hóa đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan hoặc các loại hàng hóa đang được bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thiện việc thông quan;
– Lưu giữ hàng hóa không đúng địa điểm theo quy định của pháp luật hoặc địa điểm đã được đăng ký với cơ quan hải quan, có hành vi lưu giữ hàng hóa được đưa về bảo quản tại địa điểm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi không bảo đảm nguyên hiện trạng niêm phong hải quan theo quy định của pháp luật, không bảo đảm nguyên tình trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải niêm phong bao bì hải quan theo quy định của pháp luật trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc niêm phong của các hãng vận chuyển giả mạo trái quy định của pháp luật.
Thứ tư, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan hải quan;
– Tiêu thụ các phương tiện vận tải đã tiến hành thủ tục đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập cảnh vào lãnh thổ của Việt Nam.
Thứ năm, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi tiêu thụ hàng hóa được đưa về để bảo quản chờ hoàn tất thủ tục thông quan theo quy định của pháp luật. và phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi không đảm bảo nguyên tình trạng niêm phong hải quan, không đảm bảo tình trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải thực hiện hoạt động niêm phong hải quan theo quy định của pháp luật trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc có hành vi niêm phong giả mạo các hãng hàng hóa vận chuyển đang chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan hải quan.
Thứ sáu, hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này như sau: Tịch thu niêm phong giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật, tịch thu các tang vật vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật.
Thứ bảy, một số biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này như sau:
– Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, buộc thực hiện quá trình chuyển cảng hoặc chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu hoặc hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất đúng cửa khẩu và đúng tuyến đường theo quy định của pháp luật;
– Buộc nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật đã bị tiêu thụ hoặc đã bị tẩu tán trái quy định của pháp luật;
– Buộc loại bỏ bao bì và nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
2. Mức phạt vi phạm quy định về kiểm soát hải quan:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hải quan. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định sau:
– Không chấp hành đầy đủ hiệu lệnh dừng hoặc hiệu lệnh khám xét phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật;
– Không cung cấp sơ đồ chỉ dẫn và bỏ nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên các phương tiện vận tải để thực hiện theo quyết định khám hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những chủ thể thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Chứa chấp hoặc mua bán hoặc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu không chứa đựng các hóa đơn chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan bảo tang vật vi phạm có giá trị dưới 30.000.000 đồng;
– Vận chuyển trái phép các loại hàng hóa hoặc đồng Việt Nam bằng tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt hoặc các loại vàng và kim khí quý khác, vận chuyển đá quý qua biên giới giữa các quốc gia và tang vật vi phạm có giá trị dưới 30.000.000 đồng;
– Có hành vi đưa phương tiện vận tải qua biên giới quốc gia trên đất liền không đúng với tuyến đường và không đúng cửa khẩu theo quy định của pháp luật và không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những chủ thể thực hiện một trong các hành vi vi phạm trên đây mà tang vật vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với những chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm trên đây mà tang vật vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
Thứ tư, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với những chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Hành vi vi phạm thuộc một trong những trường hợp nêu trên và tang vật vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
– Bốc dỡ hàng hóa trái quy định của pháp luật và không đúng cản được ghi trong bản lược khai hàng hóa và được ghi trong vận tải đơn;
– Xếp dỡ hàng hóa trái quy định của pháp luật trên các phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra giám sát trực tiếp của cơ quan hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan đó;
– Tẩu tán hoặc tiêu hủy hoặc vứt bỏ các loại hàng hóa để nhằm mục đích trốn tránh sự kiểm tra và kiểm soát của các cơ quan hải quan;
– Vận chuyển phế liệu vào lãnh thổ của Việt Nam cho người nhận không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu để làm các nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, và tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với những chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm nêu trên mà tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là tịch thu tang vật vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật.
Thứ sáu, biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này có thể kể đến như sau:
– Bắt buộc phải nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật đã tiêu thụ hoặc tang vật đã tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
– Bắt buộc phải đưa ra khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất các loại phương tiện vận tải đăng ký lưu hành trên lãnh thổ của nước ngoài trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật;
– Bắt buộc phải đưa ra khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc bắt buộc phải thực hiện hoạt động tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật mà các tang vật vi phạm được xác định là ký hiệu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện và quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
– Bắt buộc phải tiêu hủy các loại hàng hóa và tiêu hủy các loại vật phẩm gây hại cho sức khỏe của con người, gây hại cho sức khỏe của bích nuôi và cây trồng cũng như gây hại cho môi trường, tiêu hủy các loại văn hóa phẩm đồi truỵ có nội dung độc hại.
3. Quy định về nguyên tắc giám sát, kiểm soát thủ tục hải quan:
Căn cứ theo quy định tại Điều 73 của Luật hải quan năm 2022 có quy định về nguyên tắc giám sát và kiểm soát trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Cụ thể như sau:
– Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ sẽ có quyền yêu cầu và đề nghị cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cần thiết trong quá trình kiểm tra và giám sát làm thủ tục hải quan đối với các loại hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ;
– Các cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật sẽ chỉ được phép tiến hành hoạt động ra quyết định tạm dừng thủ tục hải quan đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu khi các chủ thể về quyền sở hữu trí tuệ và các đối tượng được xác định là người được ủy quyền hợp pháp có đơn đề nghị hoặc có các loại bằng chứng chứng cớ về quyền sở hữu hợp pháp, đã nộp đầy đủ các khoản tiền và chứng từ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng để bảo đảm bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng thủ tục hải quan không đúng trên thực tế;
– Các quy định về việc tạm dừng thực hiện thủ tục hải quan đối với loại hàng hóa xuất nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sẽ không áp dụng đối với những loại hàng hóa được xác định là tài sản viện trợ nhân đạo, các loại tài sản di chuyển hoặc hàng hóa được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ, các hành lý và quà biếu hoặc quà tặng trong tiêu chuẩn miễn thuế và các loại hàng hóa quá cảnh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hải quan năm 2022;
– Nghị định số 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.