Công việc nặng nhọc, độc hại trong quá trình thực hiện sẽ có nhiều yếu tố gây tổn thương đến sức khỏe đã được liệt kê trong danh mục của cơ quan có thẩm quyền. Dưới đây là quy định về việc sử dụng người lao động cao tuổi làm các công việc nặng nhọc và độc hại.
Mục lục bài viết
1. Quy định về sử dụng lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc, độc hại:
Trên thực tế có nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có những ngành nghề nặng nhọc và độc hại. Những công việc nặng nhọc và độc hại thì thường thường chắc cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định đối với người lao động. Về bản chất, người sử dụng lao động thường sẽ sắp xếp nhiều công việc nặng nhọc và độc hại cho những người lao động có đầy đủ sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi, những đối tượng được xác định là người cao tuổi thì có được sử dụng để làm việc nặng nhọc và độc hại hay không. Pháp luật hiện nay cũng đã quy định cụ thể về vấn đề này. Chúng ta dễ dàng nhận thấy, căn cứ theo quy định tại Điều 148 của
– Đủ 60 tuổi 09 tháng đối với những đối tượng được xác định là lao động nam;
– Đủ 56 tuổi đối với những đối tượng được xác định là lao động nữ.
Như vậy thì người lao động cao tuổi cũng sẽ được xác định là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu theo như phân tích nêu trên. Tuy nhiên về tính chất của các công việc nặng nhọc và độc hại, pháp luật có quy định về việc người sử dụng lao động sẽ không được phép tiến hành hoạt động sử dụng người lao động cao tuổi vào các công việc này. Căn cứ theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về vấn đề sử dụng người lao động cao tuổi. Cụ thể là, người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng những đối tượng được xác định là người lao động cao tuổi theo như phân tích nêu trên để làm nghề, hoặc làm những công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại và nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần của những đối tượng là người lao động cao tuổi, ngoại trừ những trường hợp được bảo đảm an toàn và đầy đủ về các điều kiện vệ sinh an toàn và an toàn lao động.
Như vậy thì tóm lại, người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng người lao động cao tuổi để thực hiện các nhóm nghề công việc nặng nhọc và độc hại, có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động cao tuổi. Vì suy cho cùng thì ở giai đoạn được xác định là người lao động cao tuổi thì sức khỏe của những đối tượng này đã bị suy giảm đáng kể, nếu như cho họ thực hiện các công việc nặng nhọc và độc hại thì sẽ gây ra nhiều hậu quả không đáng có đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người lao động. Quy định này của pháp luật là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ, trong trường hợp người sử dụng lao động có thể đảm bảo đầy đủ các điều kiện về việc an toàn thì người sử dụng lao động đó có thể sử dụng những đối tượng được xác định là người lao động cao tuổi để làm những công việc nặng nhọc độc hại nêu trên.
2. Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng người lao động cao tuổi để thực hiện các công việc nặng nhọc và độc hại. Tuy nhiên nếu như trong trường hợp, người sử dụng lao động có khả năng bảo đảm đầy đủ các điều kiện về việc an toàn lao động cho người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động vẫn có thể sử dụng người lao động để làm các công việc nặng nhọc độc hại. Căn cứ theo quy định tại Điều 64 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về những điều kiện để sử dụng người lao động cao tuổi trong các công việc nặng nhọc độc hại. Theo đó thì người sử dụng lao động sẽ chỉ được phép sử dụng người lao động được xác định là người lao động cao tuổi làm các công việc nặng nhọc độc hại và nguy hiểm hoặc đặc biệt biệt nặng nhọc độc hại và nguy hiểm có ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người lao động cao tuổi khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Người lao động cao tuổi được xác định là những người lao động có kinh nghiệm và có tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên theo quy định của pháp luật, người lao động đó có chứng chỉ hoặc có chứng nhận nghề hoặc được xác định và công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Người lao động cao tuổi có đầy đủ sức khỏe để làm các công việc nặng nhọc độc hại và nguy hiểm phù hợp với tiêu chuẩn về sức khỏe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ y tế ban hành sau khi có đầy đủ ý kiến của các bộ ban ngành liên quan khác;
– Chỉ sử dụng với thời gian không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi nhất định;
– Có ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi để cùng tiến hành các công việc đó;
– Phải có sự tự nguyện của người lao động cao tuổi trong quá trình bố trí công việc và việc làm.
Theo đó thì có thể nói, chỉ được sử dụng những đối tượng là người lao động cao tuổi vào làm các công việc nặng nhọc độc hại, hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại có ảnh hưởng xấu trực tiếp tới sức khỏe của người lao động cao tuổi không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi nhất định. Cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên thì người sử dụng lao động mới được quyền sử dụng người lao động cao tuổi vào làm các công việc mang tính chất nặng nhọc và độc hại.
3. Quyền lợi của người lao động khi làm công việc nặng nhọc, độc hại:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về quyền lợi dành cho người lao động khi làm việc trong môi trường nặng nhọc và độc hại. Căn cứ theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về chế độ nâng lương, bậc lương, phụ cấp và chợ cấp cùng với các chế độ khuyến khích khác đối với người lao động được thỏa thuận trong
– 14 ngày làm việc đối với người làm các công việc nặng nhọc và độc hại;
– 16 ngày làm việc đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc và độc hại.
Như vậy thì có thể nói, lao động làm những công việc nặng nhọc và độc hại sẽ được nghỉ phép năm dài hơn so với những người làm các công việc bình thường khác trong xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015;
– Nghị định số 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.