Những ưu điểm và hạn chế, bất cập về pháp luật vận chuyển bưu điện. Những quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về vận chuyển bưu điện.
Mục lục bài viết
1. Ưu điểm pháp luật vận chuyển bưu điện:
Nhà nước ta hiện nay đã có rất nhiều các văn bản pháp luật có liên quan mật thiết đến vận chuyển bưu điện từ đó đã tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động Bưu điện, góp phần hoàn thiện các chính sách pháp luật về vận chuyển Bưu điện, điều chỉnh các quy định về hợp đồng vận chuyển và cung ứng dịch vụ bưu chính, giải quyết các tranh chấp liên quan đến vận chuyển Bưu điện, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể, bao gồm:
– Luật Bưu chính 2010;
– Nghị định 47/2011/NĐ-CP về hướng dẫn luật Bưu chính;
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Thương mại 2005;
– Luật Cạnh tranh 2018;
– Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;
–
–
Bên cạnh những văn bản pháp luật trong nước, ngoài ra hoạt động vận chuyển Bưu điện còn phải tuân thủ một số các điều ước quốc tế có liên quan như Công ước Bưu chính thế giới 1999, Công ước Vác-sa-va 1929,…
2. Hạn chế, bất cập pháp luật vận chuyển bưu điện:
Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể và từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Bưu chính, với tư cách là một lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng đã góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Để góp phần ổn định và phát triển thị trường bưu chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được kinh doanh trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch, doanh nghiệp được quyền chủ động trong hoạt động vận chuyển bưu điện, Nhà nước ta đã xây dựng hành lang pháp lý về bưu điện thông qua việc ban hành Luật Bưu chính và các Nghị định của Chính phủ quy định về vận chuyển bưu điện. Tuy nhiên qua thực tiễn thực thi pháp luật, pháp luật về vận chuyển bưu điện đã bộc lộ một số điểm bất cập cần được tháo gỡ, đó là:
– Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vận chuyển bưu điện còn thiếu đồng bộ và các văn bản do nhiều cấp ban hành, các nội dung điều chỉnh về các quan hệ trong lĩnh vực bưu chính thiếu thống nhất, chưa đầy đủ và còn nhiều chồng chéo.
– Các quy phạm pháp luật về cung ứng dịch vụ công ích trong vận chuyển bưu điện chưa phản ánh được tính đặc thù của hoạt động này và chưa có tính khả thi cao.
– Tính minh bạch của pháp luật về đầu tư trong vận chuyển bưu điện còn có nhiều hạn chế và chưa nhất quán với các quy định về đầu tư trong vận chuyển bưu điện ở các văn bản pháp luật khác.
– Các quy định quản lý về vận chuyển bưu điện chưa phù hợp và đồng bộ với các quy định mới của pháp luật về dân sự, kinh tế, thương mại, đầu tư…được ban hành trong thời gian qua theo hướng tăng cường cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực này.
– Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bưu chính mới được ban hành, việc tiếp cận văn bản quy phạm pháp luật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất hạn chế.
– Nội dung khai báo giá chưa được quy định cụ thể trong luật Bưu chính:
Khai báo giá là hình thức mà người gửi có thể sử dụng thêm khi ký gửi bưu gửi, bằng cách kê khai giá trị nội dung hàng gửi. Trong trường hợp bưu gửi bị mất mát, suy suyển người sử dụng dịch vụ được bồi thường theo giá trị bưu gửi.
Nội dung khai báo giá là một trong những cơ sở quan trọng để giải quyết khiếu nại, bồi thường trong bưu điện tuy nhiên hiện nay nội dung này vẫn chưa được quy định trong luật Bưu chính, điều này đã gây ra không ít những tranh chấp không đáng có giữa hai bên cung ứng dịch vụ Bưu chính và Bên sử dụng dịch vụ bưu chính.
– Bán phá giá trong lĩnh vực Bưu chính:
Hiện nay vấn đề bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động cung ứng dịch vụ Bưu chính đang diễn ra rất phức tạp và khó xử lý nguyên nhân do hiện nay nhiều các đơn vị cung ứng dịch vụ bưu chính hoàn toàn 100% vốn nước ngoài, vốn đầu tư rất lớn do đó họ sẽ dựa vào tiềm lực tài chính mạnh để thực hiện việc giảm giá sâu từ đó thu hút khách hàng điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp Bưu chính khác sẽ bị mất khách hàng. Tuy nhiên Luật Bưu chính 2010 cũng như các nghị định hướng dẫn vẫn chưa có những quy định cụ thể để nhằm hạn chế vấn đề bán phá giá.
– Vận chuyển hàng giả, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ qua đường bưu điện:
Hiện nay vấn đề hàng giả, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ đang là một trong những vấn đề nóng của xã hội do liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng. Nhận thấy sự cần thiết đó thì nhà nước ta đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên hiện nay luật Bưu chính 2010 lại đang thiếu nội dung về điều kiện chấp nhận bưu gửi là hàng hóa gửi phải có hóa đơn chứng từ để chứng minh nguồn gốc hàng hóa gửi do theo quy định của pháp luật thì các loại hàng hóa nếu không có giấy tờ hóa đơn rõ ràng thì sẽ bị coi là hàng lậu.
– Việc xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp bưu chính không có giấy phép rất khó khăn do doanh nghiệp không có địa điểm kinh doanh độc lập, nhân viên hoạt động không có giờ giấc ổn định, phần lớn là đi trên đường nên việc thu thập chứng cứ vi phạm và tiến hành thanh tra xử lý vi phạm mất rất nhiều thời gian mà nhiều khi không mang lại kết quả.
– Doanh nghiệp vi phạm về điều kiện kinh doanh mặc dù đã công nhận vi phạm và nhận
2.1. Vấn đề về niêm yết giá bằng ngoại tệ:
Theo quy định tại điểm b Điều 16 Nghị định 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về giá với mức phạt từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi: niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của
Như vậy có sự khác biệt giữa hai Nghị định này.
2.2. Vấn đề niêm yết vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính:
Theo quy định tại điều 12 luật bưu chính năm 2010 có quy định như sau: Vật phẩm, hàng hóa mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm lưu thông. Vật phẩm, hàng hóa từ Việt Nam gửi đi các nước mà pháp luật Việt Nam quy định cấm xuất khẩu hoặc pháp luật của nước nhận quy định cấm nhập khẩu. Vật phẩm, hàng hoá từ các nước gửi về Việt Nam mà pháp luật Việt Nam quy định cấm nhập khẩu. Vật phẩm, hàng hoá bị cấm vận chuyển bằng đường bưu chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định tại Điều 7 Luật bưu chính năm 2010 quy định một số hành vi cấm như sau: Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi có nội dung kích động, gây mất an ninh, phá hoại đoàn kết dân tộc, chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi chứa vũ khí, vật, chất gây nổ, chất độc, chất phóng xạ, ma túy, vi trùng dịch bệnh nhằm khủng bố, xâm hại tính mạng, tài sản công dân, gây mất trật tự, an toàn xã hội. Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi chứa văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Như vậy cần phải có danh mục vật phẩm hàng hóa cụ thể.
2.3. Vấn đề về phân biệt giữa việc cung ứng vận chuyển bưu điện và vận chuyển hàng hóa:
Theo Luật bưu chính: “Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hoá được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính”
“Mạng bưu chính là hệ thống cơ sở khai thác bưu gửi, điểm phục vụ bưu chính được kết nối bằng các tuyến vận chuyển và tuyến phát để cung ứng vận chuyển bưu điện”.
Như vậy, có thể hiểu: hàng hóa được gói, bọc trong kiện (gói hàng hóa, kiện hàng hóa), được doanh nghiệp bưu chính chấp nhận, vận chuyển và phát qua mang bưu chính theo thỏa thuận trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ với người gửi thì sẽ chịu sự điều chỉnh của PL bưu chính và phải đảm bảo những điều kiện về hàng cấm gửi trong bưu chính.
Theo pháp luật vận tải, Nghị định 110/2006/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô (Theo quy định tại Điều 4) có quy định kinh doanh vận tải bằng ô tô là việc sử dụng xe ô tô để vận tải hàng có thu tiền
Vậy, hàng hóa là đối tượng được chuyên chở, là thứ được chuyên chở từ một điểm này đến một điểm khác mà không bắt buộc yếu tố được gói, bọc (gói kiện, gói hàng hóa) như trong pháp luật bưu chính, chính vậy nên yếu tố nội dung hàng gửi không được quy định chặt chẽ, đầy đủ như pháp luật bưu chính.
Tham chiếu quy định trong nước, quốc tế về phân ngành kinh tế:
* Quốc tế:
– Có các quy định liên quan đến vận chuyển bưu điện như có định nghĩa về dịch vụ nhận, vận chuyển và phát thư, ấn phẩm, bưu kiện, các dịch vụ tại quầy bưu cục, dịch vụ cho thuê hộp thư…và dịch vụ chuyển phát như thu gom, vận chuyển và phát thư, bưu kiện, gói nhỏ do các nhà cung cấp ngoài bưu chính quốc gia thực hiện.
Như vậy, theo cách phân loại này thì loại hình hoạt động vận tải hàng hóa không nằm trong nhóm dịch vụ thuộc bưu chính
* Trong nước:
–
– Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, mục mô tả về nhóm ngành vận tải hàng hóa thông thường:
49331: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ:
– Vận tải hàng hóa thông thường: vận tải gỗ, vận tải gia súc, nông lâm sản, hàng hóa thông thường khác;
– Vận tải hàng hóa bằng xe chuyên dụng: xe bồn chở chất lỏng, xe chở hóa chất, xe đông lạnh;
– Vận tải hàng nặng, vận tải container;
– Vận tải phế liệu, phế thải, rác thải, không đi kèm hoạt động thu gom hoặc đổ phế liệu, phế thải, rác thải….
Loại trừ: Bưu chính và chuyển phát được phân vào nhóm 53100 Bưu chính) và nhóm 53200 (Chuyển phát).
49332: Vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác (trừ ô tô chuyên dụng)
– Vận tải hàng hóa thông thường: vận tải gỗ, vận tải gia súc, nông lâm sản, hàng hóa thông thường khác;
– Vận tải hàng nặng, vận tải container;
– Vận tải phế liệu, phế thải, rác thải, không đi kèm hoạt động thu gom hoặc đổ phế liệu, phế thải, rác thải.
Nhóm này cũng gồm: – Hoạt động vận chuyển đồ đạc gia đình thiết bị văn phòng…;
– Cho thuê ô tô (trừ ô tô chuyên dụng) có kèm người lái để vận chuyển hàng hoá…
Loại trừ: Bưu chính và chuyển phát được phân vào nhóm 53100 (Bưu chính) và nhóm 53200 (Chuyển phát).
Tham chiếu dưới góc độ quản lý nhà nước:
– Trong pháp luật bưu chính (Luật bưu chính và Nghị định hướng dẫn thi hành), gói, kiện hàng hóa khi chuyển phát qua mạng bưu chính (đăng ký ngành kinh doanh bưu chính, chuyển phát), doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục đề nghị Bộ TTTT xác nhận văn bản thông báo hoạt động bưu chính. Ngoài yêu về vốn, hồ sơ đề nghị xác nhận thông báo hoạt động bưu chính gồm đơn đề nghị, các tài liệu liên quan đến dịch vụ cung cấp như mẫu hợp đồng cung ứng, bảng giá cước, tiêu chuẩn chất lượng, thời gian toàn trình, độ an toàn bưu gửi
– Trong pháp luật vận tải (Nghị định 110/2006/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô) thì khi kinh doanh vận tải hàng hóa, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về niên hạn sử dụng của phương tiện vận tải, chất lượng, số lượng xe; số lượng, năng lực lái xe, hợp đồng vận tải; giấy vận tải; phiếu xuất hàng, niêm yết giá ở hai bên thành xe… và Thông báo bằng văn bản đến Sở Giao thông Vận tải nơi đơn vị kinh doanh có trụ sở hoặc trụ sở chi nhánh, cơ quan quản lý nhà nước xác nhận việc thông báo của đơn vị kinh doanh.
– Một số loại hình vận tải khác như: vận tải đa phương thức, vận tải hàng siêu trường siêu trọng cũng đã được Bộ Sở Giao thông Vận tải quản lý bằng hình thức cấp phép; pháp luật thương mại về logistic cũng đã có quy định khi doanh nghiệp kinh doanh logistic đã loại trừ lĩnh vực bưu chính, chuyển phát; vận tải hàng không, đường sắt, đường biển cũng có những đặc thụ hàng hóa khác biệt so với chuyển phát hàng hóa trong bưu chính
– Có thể nhận thấy, quản lý nhà nước về chuyển phát gói kiện hàng hóa trong bưu chính và vận tải hàng hóa trong lĩnh vực Sở Giao thông Vận tải là khá tương đồng. Theo chức năng nhiệm vụ, quản lý nhà nước về bưu chính quan tâm nhiều đến chất lượng dịch vụ cung ứng dịch vụ (bảng giá cước, tiêu chuẩn chất lượng, thời gian toàn trình…); quản lý nhà nước về Sở Giao thông Vận tải quan tâm nhiều đến an toàn phương tiện vận tải (điều kiện về niên hạn sử dụng xe, chất lượng xe, năng lực lái xe…). Theo đó, pháp luật bưu chính và giao thông vận tải đã có sự phân tách khá rõ về phạm vi quản lý: cùng là một sản phẩm hàng hóa, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình mà mỗi Bộ ngành sẽ có tiêu chí quản lý khác nhau (Bộ TTTT quản lý thiên về sản phẩm hàng hóa, các điều kiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, an toàn an ninh bưu gửi, mạng lưới, giá cước…); (Bộ Giao thông Vận tải quản lý thiên về phương tiện vận tải, các điều kiện về an toàn phương tiện…)
– Về phía doanh nghiệp vận tải và bưu chính): khi tiến hành đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải nắm rõ bản chất dịch vụ mình dự kiến cung ứng, cân nhắc điều kiện cung ứng của doanh nghiệp mình, từ đó lựa chọn đăng ký ngành nghề kinh doanh là bưu chính hoặc vận tải hàng hóa, hoặc đăng ký cả hai ngành nghề kinh doanh nêu trên.
– Về phía cơ quan quản lý nhà nước: Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bưu chính, cũng cần phải thường xuyên cập nhật, nắm bắt nội dung pháp luật có liên quan, nhất là các quy định về phân ngành kinh tế để biết được phạm vi quản lý của ngành mình, tránh quản lý chồng chéo ngành khác, Bộ khác; tránh có những thắc mắc, đòi hỏi chưa thỏa đáng với doanh nghiệp bưu chính, gây ảnh hưởng tới tâm lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để giải quyết các bất cập trên, việc sửa đổi, bổ sung Luật Bưu chính mới cần được xây dựng nhằm khắc phục những bất cập hiện tại, phù hợp yêu cầu của Công ước của Liên minh Bưu chính Thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu hiện tại cũng như xu hướng phát triển của ngành bưu chính Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.