Vướng mắc khi thực hiện xử lý tài sản thế chấp quyền sử dụng đất. Những hạn chế của quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất.
Bài viết dưới đây sẽ nêu những ý kiến đánh giá thực trạng quy định của pháp luật xử lý tài sản thế chấp quyền sử dụng đất hiện hành.
Thế chấp QSDĐ ra đời khi
Tuy nhiên, quá trình xử lý QSDĐ thế chấp vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, trình tự, thủ tục xử lý phức tạp, kéo dài, hệ thống pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nợ đọng của các chủ thể nhận thế chấp ngày càng lớn. Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận, pháp luật về thế chấp QSDĐ còn bộc lộ những hạn chế, gây khó khăn cho người sử dụng đất trong việc thực hiện quyền thế chấp QSDĐ, cụ thể:
* Về định giá tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất:
Việc định giá QSDĐ khi xử lý được thực hiện như một khâu độc lập với tất cả quá trình định giá khi ký kết hợp đồng thế chấp QSDĐ hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng thế chấp QSDĐ (nếu có). Giá của QSDĐ thế chấp tại thời điểm xử lý do các bên thỏa thuận, nhưng nếu không thỏa thuận được thì chủ thể nào có quyền lựa chọn cơ quan chuyên môn có thẩm quyền định giá QSDĐ sẽ phải tuân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với một loại tài sản lớn như QSDĐ thì việc định giá sẽ gặp rất nhiều bất cập bởi chưa có căn cứ để xác định thế nào là “giá thị trường”, khi trên thực tế có hai cơ chế tính giá đối với QSDĐ.
Cơ chế thứ nhất là cơ chế giá theo “khung giáo do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành khi giao đất có thu tiền hay cho thuê đất đối với các chủ thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu sử dụng đất.
Cơ chế giá thứ hai là cơ chế giá được xác định theo thỏa thuận của các chủ thể có QSDĐ khi chuyển nhượng, cho thuế đối với các chủ thể khác hay nói cách khác đó là “giá thị trường”.
Trong thực tế không thể phủ nhận mối quan hệ ảnh hưởng qua lại của hai cơ chế giá này khiến cho việc xác định giá thực của QSDĐ khi xử lý đôi khi không chính xác và khó sát với giá thị trường.
* Về thủ tục sang tên đối với tài sản thế chấp được xử lý là quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP thì người mua, người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao khác về quyền sở hữu tài sản bảo đảm (sau đây gọi là người nhận chuyển giao) có quyền sở hữu tài sản, được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật. Trình tự, thủ tục được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký QSDĐ và trong trường hợp cần có sự đồng ý từ phía bên thế chấp thì hợp đồng thế chấp được coi là giấy tờ thay thế. Mục đích của Điều 58 là tạo mọi điều kiện để bên cho vay xử lý tài sản tốt nhất.
Tuy nhiên, trong trường hợp không có sự tự nguyện, thiện chí của bên thế chấp thì rất khó cho việc sang tên, bởi lẽ: Để sang tên đối với tài sản của người khác thì phải có một trong các căn cứ pháp lý là người chủ tài sản tự nguyện chuyển tài sản hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sang tên (như thông qua quyết định của Tòa án). Do đó, bên nhận chuyển QSDĐ phải xuất trình hợp đồng thế chấp và biên bản xử lý tài sản thế chấp có công chứng hoặc chứng thực. Văn bản xử lý tài sản có công chứng hoặc chứng thực có giá trị làm chứng cứ và được lưu trong hồ sơ trước bạ sang tên. Và như thế nếu không có ý chí tự nguyện đồng ý chuyển QSDĐ của bên thế chấp trong biên bản xử lý tài sản thì các cơ quan chức năng khi thực hiện việc sang tên tài sản trong trường hợp này thường từ chối.
* Sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước trong việc xử lý quyền sử dụng đất thế chấp:
Khác với Nghị Định 163/2006, Nghị Định 21/2021 không còn quy định cho bên nhận bảo đảm quyền thu giữ tài sản bảo đảm nếu bên giữ tài sản không giao tài sản đó đúng thời hạn quy định trong thông báo xử lý tài sản bảo đảm. Trong trường hợp đó, Nghị Định 21/2021 chỉ cho phép bên nhận bảo đảm kiểm tra tài sản bảo đảm để ngăn chặn việc tẩu tán, để xử lý hoặc yêu cầu tòa án giải quyết. Trong hội thảo góp ý dự thảo Nghị Định 21/2021, nhiều ngân hàng đã yêu cầu ưu tiên hàng đầu là được quyền thu giữ tài sản bảo đảm tương tự như quy định tại Nghị Quyết 42 về đề án thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Việc không có quyền này trong Nghị Định 21/2021 có thể làm suy yếu khả năng xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế.
Tuy nhiên, Nghị Định 21/2021 nêu rõ, trường hợp bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần sự ủy quyền hoặc đồng ý của bên bảo đảm. Trên thực tế bên thế chấp vẫn có thái độ chống đối, không chịu chuyển giao QSDĐ cho bên cho vay xử lý như khi bên nhận thế chấp đưa người đến thẩm định, định giá QSDĐ thì gặp phải sự chống đối, cản trở; khi bên nhận thế chấp giao QSDĐ cho người khác khai thác, sử dụng thì bên thế chấp không chịu di dời …).
Việc xử lý tài sản thế chấp QSDĐ gây ra những ảnh hưởng về cuộc sống của bên thế chấp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và cần có một số lượng lớn nhân lực để thực hiện. Tuy nhiên đây là vụ việc dân sự nên cơ quan công an không thể thực hiện hay UBND cấp có thẩm quyền cũng không thể đưa ra các mệnh lệnh hành chính để buộc bên thế chấp phải chuyển giao mà các cơ quan này chỉ có thể áp dụng biện pháp hỗ trợ để giữ gìn trật tự an ninh. Vấn đề đặt ra là khi “hỗ trợ” thì các cơ quan này được phép làm gì hoặc phải làm gì, và mức độ hỗ trợ tới đâu. Đây là những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, nhưng pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể để xử lý triệt để vấn đề trên.
Đặc biệt, trong trường hợp xử lý tài sản thế chấp bằng một phán quyết của Tòa án phải thi hành tài sản thế chấp để thu hồi nợ, song việc thu hồi nợ này vô cùng khó khăn, dây dưa kéo dài và ít nhận được sự hỗ trợ thiện chí và hợp tác của cơ quan thi hành án.