Tại các rạp chiếu phim hiện nay, nhân viên rạp chiếu phim thường xuyên phải đi nhắc nhở các khách hàng đến xem phim không sử dụng điện thoại để quay lại nội dung phim chiếu rạp. Vậy hành vi quay lén phim trong rạp chiếu phim sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quay lén phim trong rạp phim bị xử phạt như thế nào?
Thực tế thì có thể thấy, khi đi xem phim tại các rạp chiếu phim người ta thường thấy có bảng ghi dòng chữ “cấm quay phim, chụp ảnh”. Tuy nhiên thực tế một số bộ phim lại vô cùng nổi bật, vì vậy nhiều người không có hiểu biết về pháp luật đã cố tình quay lén rồi đăng tải lên trang mạng xã hội. Người ta xem đăng đó là hành vi không vi phạm quy định của pháp luật. Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 thì có thể nói, phim chiếu rạp chính là một loại hình tác phẩm điện ảnh và được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Hành vi quay lén phim trong rạp phim cũng sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về hành động sao chép, tức là việc tạo ra bản sao của toàn bộ hoặc tạo ra bản sao của một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm ghi hình bằng bất cứ phương tiện hay dưới bất kỳ hình thức nào trái quy định của pháp luật. Như vậy có thể nói, hành vi quay lén phim trong rạp là hành vi sao chép tác phẩm thông qua hình thức ghi hình. Vì vậy hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và xâm phạm đến khách thể do luật hình sự bảo vệ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi sao chép bản ghi âm ghi hình mà không được sự đồng ý và cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả hợp pháp, không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đó;
– Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quay lén phim trong rạp chiếu phim có thể được áp dụng là buộc thu giữ, dỡ bỏ bản sao bản ghi âm và ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường thông tin mạng internet và kĩ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, hành vi quay lén phim trong rạp chiếu phim có thể bị phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân và 70.000.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là tổ chức. Đồng thời thì có thể bị áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc thu giữa các bạn quay lén phim trong rạp chiếu phim hoặc buộc phải tiêu hủy toàn bộ tang vật tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau.
2. Quay lén phim trong rạp phim có phải là hành vi vi phạm bản quyền không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Theo đó thì có thể kể đến những hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:
– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật và các tác phẩm khoa học;
– Mạo danh tác giả dưới bất kỳ hình thức nào;
– Công bố hoặc phân phối tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả đó;
– Sửa chữa hoặc cắt xén, có hành vi xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và gây ảnh hưởng đến uy tín của tác giả;
– Sao chép tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả và không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật;
– Làm tác phẩm phái sinh mà không được sự cho phép của tác giả đó và không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh;
– Sử dụng tác phẩm mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả và không trả tiền nhuận bút, không trả tiền thù lao theo quy định của pháp luật, và các quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về những hành vi xâm phạm đến các quyền liên quan. Cụ thể như sau:
– Hành vi chiếm đoạt quyền của người biểu diễn và chiếm đoạt quyền của các nhà sản xuất, quyền của nhà xuất bản ghi âm ghi hình và các tổ chức phát
– Mạo danh người biểu diễn, mạo danh nhà suất bản ghi âm ghi hình và các tổ chức phát
– Công bố và sản xuất phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, con bố các bản ghi âm ghi hình và các chương trình phát sóng mà không được sự đồng ý hoặc cho phép của người biểu diễn, không được sự đồng ý của nhà suất bản ghi âm ghi hình và các tổ chức phát sóng đó;
– Sửa chữa hoặc cắt xén, có hành vi xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với các cuộc biểu diễn gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của người biểu diễn;
– Sao chép đối với các cuộc biểu diễn đã được định hình, các bản ghi âm ghi hình và các chương trình phát sóng mà không được sự cho phép của người biểu diễn, không được sự cho phép của nhà xuất bản ghi âm ghi hình và các tổ chức phát sóng.
Như vậy có thể nói, hành vi quay lén phim trong rạp chiếu phim được xem là hành vi vi phạm bản quyền theo quy định của luật sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp các đối tượng có hành vi sao chép tác phẩm mà không được sự đồng ý và không được sự cho phép của tác giả và không được sự đồng ý của các tổ chức phát sóng (tức là rạp chiếu phim), thì có thể bị xử phạt hành chính theo như phân tích nêu trên hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn cấu thành của các tội danh tương ứng.
3. Quay lén phim trong rạp phim có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi quay lén phim trong rạp chiếu phim có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền tác giả và các quyền liên quan căn cứ theo quy định tại Điều 225 của
– Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình. Đây là hành vi tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử;
– Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
Người phạm tội có thể thực hiện một trong hai hành vi hoặc cả hai hành vi nói trên. Khi thực hiện hành vi trên đây, chủ thể không được phép (đồng ý) của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan. Hành vi trên đây chỉ bị coi là tội phạm nếu được thực hiện với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 triệu đồng trở lên hoặc hàng hoá vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng trở lên. Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022;
– Nghị định số 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và