Thực tế hiện nay không hiếm việc nhiều người có hành vi cố tình có hành vi giả mạo sản phẩm đo đạc này. Vậy mức xử phạt đối với hành vi giả mạo sản phẩm đo đạc bản đồ trong dự án được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt khi giả mạo sản phẩm đo đạc bản đồ trong dự án:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi giả mạo sản phẩm đo đạc bản đồ trong dự án. Vì suy cho cùng thì có thể nói, trong quá trình đo đạc bản đồ dự án cần phải đảm bảo yếu tố trung thực và khách quan. Hành vi giả mạo sản phẩm đo đạc bản đồ trong dự án là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật và gây ảnh hưởng đến quá trình thực thi dự án nhằm “che mắt” các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 18/2020/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ (sau được sửa đổi tại Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ), mức xử phạt đối với hành vi giả mạo sản phẩm đo đạc bản đồ trong dự án được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện hành vi không sử dụng hoặc thể hiện không chính xác địa danh đã được chuẩn hóa theo quy định của pháp luật và có hành vi công bố sai địa danh trong hoạt động đo đạc bản đồ dự án.
Thứ hai, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Sử dụng thông tin dữ liệu, sản phẩm đo đạc bản đồ không có nguồn gốc hợp pháp trong quá trình lập đề án, trong quá trình thực hiện đề án và các dự án thiết kế kỹ thuật, trong quá trình thực hiện dự toán đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đo đạc bản đồ;
– Không thực hiện hoạt động kiểm định phương tiện đo đạc thuộc danh mục phương tiện đo đạc được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ cần phải tiến hành hoạt động kiểm định theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ;
– Sử dụng phương tiện đo đạc không đạt tiêu chuẩn kĩ thuật theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện đề án, trong quá trình thực hiện dự án và thiết kế kỹ thuật, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đo đạc bản đồ;
– Thể hiện không chính xác đường chỉ giới hành chính trên thông tin dữ liệu và trên sản phẩm đo đạc bản đồ trong quá trình thực hiện đề án, trong quá trình thực hiện dự án và thiết kế kỹ thuật, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đo đạc bản đồ.
Thứ ba, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với những chủ thể thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Có hành vi giả mạo, làm sai lệch nội dung thông tin sản phẩm đo đạc bản đồ trong quá trình thực hiện đề án, trong quá trình thực hiện dự án thiết kế kỹ thuật và nhiệm vụ đo đạc bản đồ;
– Thể hiện không chính xác đường biên giới quốc gia, thể hiện không chính xác chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia trên thông tin dữ liệu và trên sản phẩm đo đạc bản đồ trong quá trình thực hiện đề án dự toán thiết kế kỹ thuật và nhiệm vụ đo đạc bản đồ;
– Không sử dụng thông tin dữ liệu và không sử dụng sản phẩm đo đạc bản đồ cơ bản trong quá trình lập và thực hiện đề án thiết kế kỹ thuật dự toán và nhiệm vụ đo đạc bản đồ chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
– Không sử dụng dữ liệu không gian địa lý quốc gia trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quy hoạch và trong quá trình xây dựng kế hoạch chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội, chương trình dự án phát triển quốc phòng an ninh và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước.
Thứ tư, biện pháp khắc phục hậu quả có thể áp dụng trong trường hợp này được quy định như sau:
– Buộc hủy bỏ dữ liệu và sản phẩm đo đạc bản đồ đối với những hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
– Buộc cải chính thông tin và sửa chữa sản phẩm đo đạc bản đồ khi thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, hành vi giả mạo sản phẩm đo đạc bản đồ trong dự án được coi là một trong các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong vấn đề đo đạc bản đồ. Hành vi giả tạo sản phẩm đo đạc bản đồ trong dự án có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo như phân tích trên đây. Tuy nhiên, đây được xem là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trong trường hợp tổ chức có hành vi giả tạo sản phẩm đo đạc bản đồ trong dự án sẽ áp dụng mức phạt gấp đôi cá nhân, tức là sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.
2. Thẩm quyền xử phạt hành vi giả mạo sản phẩm đo đạc bản đồ trong dự án:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 18/2020/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ (sau được sửa đổi tại Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ), có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó thì chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp sẽ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, trong đó có hành vi giả mạo sản phẩm đo đạc bản đồ trong dự án, cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
– Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ từ 03 đến 12 tháng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định số 18/2020/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
Thứ hai, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
-Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ từ 03 đến 12 tháng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 18/2020/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
Thứ ba, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
– Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ từ 03 đến 12 tháng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 18/2020/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
Theo như phân tích nêu trên, hành vi giả tạo sản phẩm đo đạc bản đồ trong dự án sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân. Vậy có thể nói, thẩm quyền xử phạt hành vi giả mạo sản phẩm đo đạc bản đồ trong dự án thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo đó thì, chủ tịch vì ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định trong quá trình lập và thực hiện đề án thiết kế kỹ thuật và nhiệm vụ đo đạc bản đồ với mức phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng. Đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định trong việc lập và thực hiện đề án thiết kế kỹ thuật và nhiệm vụ đo đạc bản đồ, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân, tức là lên đến 100.000.000 đồng căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ. Như vậy chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức có hành vi giả tạo sản phẩm đo đạc bản đồ trong dự án do mức phạt tiền cao nhất đối với tổ chức này được xác định theo như phân tích nêu trên là 80.000.000 đồng.
3. Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật đo đạc và bản đồ năm 2018 có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình hoạt động đo đạc bản đồ, cụ thể như sau:
– Hành vi giả mạo và làm sai lệch sản phẩm, làm sai lệch số liệu và kết quả đo đạc bản đồ;
– Phá hủy và làm hư hỏng các công trình hạ tầng đo đạc, có hành vi vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc;
– Hoạt động đo đạc bản đồ khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Lưu hành sản phẩm đo đạc bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền và biên giới quốc gia;
– Cản trở hoạt động đo đạc bản đồ hợp pháp của các cơ quan tổ chức và cá nhân trong xã hội;
– Lợi dụng hoạt động đo đạc bản đồ để xâm hại lợi ích quốc gia dân tộc và quyền lợi hợp pháp của các cá nhân và tổ chức trong xã hội;
– Làm phát tán và lộ thông tin dữ liệu sản phẩm đo đạc bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đo đạc và bản đồ năm 2018;
– Nghị định số 18/2020/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ;
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.