Việc giao kết hợp đồng dân sự được diễn ra thường xuyên trong đời sống, đặc biết là hợp đồng góp vốn đầu tư cây dựng. Do đó, không tránh khỏi xảy ra tranh chấp, vậy việc giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn đầu tư dự án nhà ở thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn đầu tư dự án nhà ở:
1.1. Thương lượng:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về các nguyên tắc tự thỏa thuận trong dân sự như sau:
Cá nhân, pháp nhân được xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình dựa trên cơ sở tự do, tự nguyện để cam kết và thỏa thuận với nhau. Mọi cam kết, thỏa thuận nếu như không vi phạm điều cấm của luật, không được trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Cơ chế để giải quyết tranh chấp đầu tiên mà các bên có thể áp dụng đó là thương lượng. Cơ chế này sẽ giúp cho các bên có thể sẽ thỏa thuận được với nhau để bảo vệ quyền và lợi ích của mình mà không cần phải thông qua các cơ quan tố tụng để giải quyết tranh chấp. Có thể thấy thương lượng đó là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên sẽ được tự nguyện thực hiện việc bàn bạc, thỏa thuận về những vấn đề tranh chấp để tìm ra phương án giải quyết chung mang tính tốt nhất cho các bên. Đây là phương thức không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
1.2. Hòa giải:
Việc sử dụng phương thức để thực hiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải do các bên sẽ tự nguyên thỏa thuận và các bên sẽ được quyền để chỉ định hòa giải viên làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Nếu trường hợp không lựa chọn được thì tổ trưởng tổ hòa giải sẽ có trách nhiệm phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải để giải quyết. Quy trình, thủ tục hòa giải tranh chấp hợp đồng đặt cọc thuê nhà được thực hiện theo Luật hòa giải cơ sở 2013.
1.3. Khởi kiện ra Tòa án:
Ngoài ra, theo như Căn cứ Điều 5 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
Nếu như các bên đã có thương lượng với nhau nhưng vẫn không thể thương lượng được, nhà đầu tư có thể cần phải tiến hành thủ tục khởi kiện để yêu cầu bảo vệ đến quyền lợi của mình hoặc đề nghị chấm dứt hợp đồng góp vốn. Khi đó, thì các nhà đầu tư sẽ thông qua phán quyết của tòa án, nhà đầu tư được quyền yêu cầu đối với chủ dự án phải bồi thường thiệt hại và phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bàn giao nhà; hoặc phải yêu cầu chủ dự án hoàn trả lại tiền góp vốn và bồi thường thiệt hại theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải trường hợp nào nhà đầu tư cũng có thể nhanh chóng thu hồi lại tiền góp vốn đầu tư hoặc nhận bàn giao nhà cho dù đã thắng kiện tại Tòa án.
Đương sự sẽ có quyền trong việc quyết định về việc khởi kiện, yêu cầu đối với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án sẽ chỉ thụ lý để giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ được giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Trong quá trình thực hiện việc giải quyết vụ việc dân sự, đương sự sẽ có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì các bên trong tranh chấp hợp đồng góp vốn có thể sẽ tự thỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp hợp đồng một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Ngoài hai phương án trên thì nhà đầu tư vẫn có thể nộp đơn để yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản đối với chủ đầu tư để thu hồi lại vốn góp đầu tư khi chủ dự án đã cố tình chậm trễ việc tiến hành dự án hoặc không trả lại vốn góp cho nhà đầu tư, tuy vậy, do pháp luật phá sản của nước ta hiện nay còn chưa thật rõ ràng và việc xác lập tư cách chủ thể bị phá sản đối với chủ dự án không là đương nhiên, nên trước khi nhà đầu tư muốn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với chủ dự án thì phải chứng minh được tư cách chủ nợ của mình, đồng thời, chứng minh được chủ dự án đang rơi vào điều kiện để mở thủ tục phá sản theo quy định.
Nhìn chung, thì đối với các phương thức về giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn đầu tư dự án nhà ở đều sẽ có những ưu và nhược điểm riêng của mình. Trong đó, có thể thấy thì phương thức thương lượng đó là phương thức đảm bảo tốt nhất lợi ích cho các bên nhưng lại rất khó thực hiện do việc mâu thuẫn lợi ích liên quan đến tài sản đã phát sinh các bên.
Còn đối với phương thức khởi kiện và yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với chủ dự án xét về mặt pháp lý đó cũng là một trong những giải pháp có khả năng để thu hồi lại một phần tài sản góp vốn cho nhà đầu tư; tuy nhiên, đối với việc thực hiện giải pháp này đòi hỏi yêu cầu cao về sự am hiểu pháp luật và tốn thời gian. Do đó, mặc dù cũng có khả thi để giải quyết bế tắc trong tranh chấp; nhưng lại có khả năng gây thiệt hại cho cả chủ dự án và nhà đầu tư.
1.4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn bằng trọng tài:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Đầu tư 2020 quy định về giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh như sau:
– Tranh chấp có liên quan đến các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam sẽ được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Nếu trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì rường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án. Do đó, thì các nhà đầu tư trong nước có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Trọng tài khi các bên không thương lượng, hòa giải được.
2. Trình tự khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn xây dựng dự án nhà ở:
Căn cứ theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khi xét thấy quyền và lợi ích mình bị xâm hại thì cá nhân, tổ chức sẽ có quyền thực hiện việc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nơi có thẩm quyền yêu cầu giải quyết.
Kèm theo đơn khởi kiện người nộp đơn khởi kiện sẽ cần phải cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh về quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trong trường hợp vì bất kỳ lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu; chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu; chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện sẽ phải bổ sung hoặc thực hiện việc giao nộp bổ sung về tài liệu; chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Người khởi kiện có thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án, gửi qua đường bưu điện; hoặc gửi trực tiếp bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của Tòa án. Lúc này, Tòa án sẽ nhận và thụ lý đơn khởi kiện khi hồ sơ hợp lệ.
3. Tranh chấp hợp đồng góp vốn do cơ quan nào giải quyết?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
– Tranh chấp được phát sinh trong các hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
– Những tranh chấp về các quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao về công nghệ giữa cá nhân và tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
– Những tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên của công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng về phần vốn góp đối với công ty, thành viên công ty.
– Tranh chấp giữa công ty đối với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các các thành viên của công ty với nhau mà liên quan đến việc thành lập và hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
– Các tranh chấp khác liên quan về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật hiện nay.
Như vậy, từ những quy định nêu trên thì Tòa án có thẩm quyền sẽ giải quyết về những tranh chấp liên quan tới hợp đồng góp vốn. Về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được xác định Tòa án nơi mà bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, kinh doanh thương mại.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.