Với sự phát triển nhanh chóng của internet và sự phổ biến tên miền, số lượng tranh chấp tên miền đã tăng lên đáng kể trong thười gian gần đây. Vậy, Tranh chấp tên miền được giải quyết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tên miền được hiểu thế nào?
Hiện nay, tranh chấp tên miền là một vấn đề phổ biến không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà phạm vi còn trên toàn thế giới. Những tranh chấp này xuất hiện chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại điện tử, đa số các tranh chấp tên miền là tranh chấp giữa một bên là chủ sở hữu nhãn hiệu với bên kia là chủ thể đã đăng ký tên miền. Tranh chấp xảy ra khi chủ sở hữu nhãn hiệu khởi kiện vụ án hoặc yêu cầu cơ quan chức năng xử lý bằng biện pháp hành chính chống lại chủ thể đã đăng ký tên miền đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ.
Theo Khoản 4 Điều 2 Thông tư
+ Tên miền có sử dụng các kí tự dựa trên cơ sở bảng mã ASCII, sau đây gọi là tên miền mã ASCII;
+ Ngoài ra, có một số tên miền dùng bảng chữ cái dựa trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống của từng quốc gia, sau đây gọi là tên miền đa ngữ (IDN);
Tại Việt Nam, thì tên miền .vn được hiểu là tập hợp tên miền các cấp dưới tên miền quốc gia Việt Nam cấp cao nhất “.vn” (sau đây gọi chung là tên miền “.vn”) và tên miền các cấp dưới tên miền cấp cao nhất khác thuộc quyền quản lý của Việt Nam.
2. Tranh chấp tên miền được giải quyết như thế nào?
Để giải quyết các tranh chấp tên miền, có rất nhiều quy định và luật lệ được đưa ra bởi các tổ chức quốc tế như ICANN (Tổ chức Cấp phép và Quản lý Tên miền Internet Quốc tế) và WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới) hay quy định pháp luật Việt Nam. Các bên tranh chấp có thể sử dụng các phương tiện như phương án thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc khởi kiện để giải quyết tranh chấp.
Ngay tại Điều 76 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPPQH 2017 Luật Công nghệ thông tin, Điều 16
– Thông qua thương lượng, hòa giải:
+ Thương lượng, hòa giải là một trong những phương thức được các cá nhân lựa chọn để giải quyết tranh chấp tên miền. Phương thức ày có thể được lựa chọn trước hoặc trong quá trình tố tụng. Việc áp dụng phương thức này vào trong thực tế phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật;
+ Nếu hai bên thông qua phiên hòa giải đạt được sự thống nhất của các bên thì hòa giải viên lập biên bản hào giải thành gửi cho các bên đương sự tham gia hòa giải theo quy định của pháp luật và Biên bản này cũng phải được gửi đến Nhà đăng ký tên miền “.vn” liên quan hoặc VNNIC để làm cơ sở xử lý tên miền tranh chấp.
– Nhờ sự can thiệp của Trọng tài thương mại: cũng là một phương pháp để giải quyết tranh chấp tên miền trong hoạt động thương mại;
– Khởi kiện tại Tòa án:
+ Các bên sau khi ưu tiên lựa chọn phương thức nêu trên nhưng không thể giải quyết tranh chấp thì có thể làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền để tiếp nhận và giải quyết tranh chấp. Một khi đã lựa chọn Tòa án để giải quyết các tranh chấp thì cần tuân thủ nghiêm các trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.
Lưu ý: VNNIC không có thẩm quyền giải quyết các trường hợp phát sinh tranh chấp tên miền. Các bên liên quan phải thống nhất để lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp tên miền đã nêu trên
Hiện nay, quá trình xử lý tên miền có tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” phải tuân thủ theo nguyên tắc là bình đẳng, không phân biệt đối xử và khi đăng ký trước được quyền sử dụng trước. Chính vì vậy để đảm bảo quyền của mình thì tổ chức, doanh nghiệp cần lưu ý về mặt thời gian thực hiện việc đăng ký sớm tên miền để tránh tranh chấp với một bên khác mà mất đi quyền lợi.
3. Căn cứ giải quyết tranh chấp tên miền theo yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn:
3.1. Căn cứ giải quyết tranh chấp tên miền theo yêu cầu của nguyên đơn:
Căn cứ Điều 16 Nghị định 72/20113/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP quy định căn cứ giải quyết tranh chấp tên miền theo yêu cầu của nguyên đơn:
– Nếu nhận thấy tên miền tranh chấp trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với tên của nguyên đơn; trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà nguyên đơn là người có quyền hoặc lợi ích hợp pháp;
– Bị đơn không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền đó;
– Cá nhân là bị đơn thực hiện việc cho thuê hay chuyển giao tên miền cho nguyên đơn là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ trùng hoặc giống đến mức gây nhầm lẫn với tên miền đó;
Ngoài ra, có hành động cho thuê hay chuyển giao cho đối thủ cạnh tranh của nguyên đơn và mục đích của việc này là vì lợi ích riêng và để kiếm lời bất chính;
– Có dấu hiệu rõ ràng về việc bị đơn chiếm dụng, ngăn cản không cho nguyên đơn là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ đăng ký tên miền tương ứng với tên, nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ đó. Mục đích của việc thực hiện hành động này là nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh;
– Hành động của bị đơn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của nguyên đơn hoặc có hoạt động cản trở kinh doanh của nguyên đơn và còn gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin cho công chúng đối với tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ của nguyên đơn nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh;
– Ngoài ra, còn kể đến trường hợp khác chứng minh được việc bị đơn sử dụng tên miền vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.
3.2. Căn cứ giải quyết tranh chấp tên miền theo yêu cầu của bị đơn:
Bị đơn được coi là có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền khi đáp ứng một trong những Điều kiện sau đây:
– Cá nhân này có hành động sử dụng hoặc thu thập được bằng chứng rõ ràng đang chuẩn bị sử dụng tên miền hoặc tên tương ứng với tên miền đó liên quan đến việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ một cách thực sự trước khi có tranh chấp;
– Nếu nhận được công nhận của công chúng, căn cứ theo sự phổ biến tên miền mà người dân biết đến bởi tên miền đó cho dù không có quyền nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ;
– Mặc dù không liên quan đến thương mại nhưng bị đơn đang sử dụng tên miền một cách hợp pháp hoặc sử dụng tên miền một cách chính đáng, không vì mục đích thương mại hoặc làm cho công chúng hiểu sai hoặc nhầm lẫn, ảnh hưởng tới tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ của nguyên đơn;
– Nếu bị đơn sở hữu những bằng chứng khác chứng minh được tính hợp pháp của bị đơn liên quan đến tên miền.
– Cơ quan quản lý tên miền “.vn” xử lý tên miền có tranh chấp được thực hiện theo biên bản hòa giải thành của các bên có tranh chấp hoặc theo quyết định đã có hiệu lực pháp Luật của cơ quan Trọng tài hoặc theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp Luật của Tòa án.”
4. Cần làm gì khi tên miền “.vn” về thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp bị người khác đăng ký sử dụng?
Nếu nhận thấy doanh nghiệp của mình đang xảy ra tranh chấp liên quan đến tên miền “.vn” về thương hiệu và sản phẩm cùng một doanh nghiệp khác thì có thể thực hiện các bước sau:
– Thu thập bằng chứng: Đây là một trong những giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng để chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp đối với tên miền bị tranh chấp. Cá nhân, doanh nghiệp có thể chuẩn bị bằng chứng bao gồm hồ sơ đăng ký thương hiệu, chứng chỉ đăng ký kinh doanh, hợp đồng hoặc các tài liệu liên quan khác.
– Nhanh chóng liên hệ với VNNIC: VNNIC (Trung tâm Internet Việt Nam) giữu vị trí là tổ chức quản lý tên miền “.vn” tại Việt Nam. Doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với VNNIC để thông báo về tranh chấp và yêu cầu hỗ trợ. Tổ chức này khi tiếp nhận thông tin từ phía doanh nghiệp có thể kịp thời cung cấp thông tin về quy trình giải quyết tranh chấp và hướng dẫn doanh nghiệp về các bước tiếp theo;
– Lựa chọn làm đon khiếu nại: Doanh nghiệp có thể gửi khiếu nại chính thức đến VNNIC kèm theo đó là các bằng chứng và thông tin chi tiết về việc vi phạm.
Khi thực hiện việc khiếu nại cần thể hiện rõ ràng nội dung và cung cấp đầy đủ thông tin và tuân thủ các quy định và quy trình của VNNIC.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPPQH 2017 Luật Công nghệ thông tin;
– Nghị định số 27/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Thông tư 21/2021/TT-BTTTT sửa đổi Thông tư