Hiện nay, thanh toán LC - thanh toán bằng thư tín dụng là một phương thức thanh toán quốc tế phổ biến được nhiều các doanh nghiệp lựa chọn. Vậy khi xảy ra tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C thì sẽ được giải quyết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thanh toán quốc tế bằng L/C là gì?
Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán khác nhau được sử dụng giữa các bên trong giao dịch xuất nhập khẩu trong đó phương thức thanh toán theo thư tín dụng chứng từ (L/C) được sử dụng khá phổ biến.
Trước tiên, tín dụng chứng từ (L/C) là một phương thức thanh toán liên quan đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Theo đó, khi xuất trình bộ chứng từ này cho Ngân hàng, người bán sẽ được bảo đảm thanh toán theo quy định. Có thể hiểu đây là một khoản tạm ứng mà Ngân hàng trích ra cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu, Ngân hàng sẽ đứng ra cam kết thay cho Người nhập khẩu đối với người xuất khẩu/người cung cấp hàng hóa sẽ trả tiền theo đúng thời hạn thỏa thuận. Tóm lại, chỉ có những tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến thư tín dụng LC.
Các bên tham gia thư tín dụng chứng từ (L/C) gồm có: Người xin mở thư tín dụng (Người mua, người nhập khẩu hàng hóa), người hưởng lợi thư tín dụng (Người bán, người xuất khẩu hàng hóa), ngân hàng mở thu tín dụng (ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu có thể cấp tín dụng cho người nhập khẩu), ngân hàng thông báo thư tín dụng (thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng bên bán).
Như vậy, phương thức thanh toán L/C có thể hiểu là một cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền có điều kiện và thời hạn, có bảo đảm từ phía tổ chức tín dụng, người phát hành chứng từ này phải là ngân hàng thương mại. Căn cứ trả tiền của L/C thương mại là các chứng từ ghi trong L/C. Các bên tham gia giao dịch xuất nhập khẩu thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên thường chưa thể tin tưởng lẫn nhau, phương thức thanh toán bằng L/C giúp khắc phục được hạn chế này. Trong giao dịch bằng L/C luôn có sự yêu cầu khắt khe về bộ chứng từ. Tuy nhiên, phương thức này cũng tiềm ẩn những rủi ro như ngân hàng chỉ kiểm tra chứng từ không kiểm tra hàng hóa nên hàng hóa vẫn có thể không đúng chất lượng, đồng thời để sử dụng phương thức thanh toán này người mua vẫn phải ký quỹ một khoản tiền, thậm trí là 100% giá trị hợp đồng.
2. Giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C:
Tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các bên xảy ra trong quá trình thực hiện các
Có những dạng tranh chấp cơ bản đó là: Tranh chấp liên quan đến chứng từ hay Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong giao dịch tín dụng chứng từ.
Nguyên nhân gây ra tranh chấp này xuất phát từ bản thân phương thức thanh toán LC và từ phía người xuất khẩu & nhập khẩu. Các rủi ro, một khi không giải quyết được thường ảnh hưởng đến quyền lợi, gây tổn thất đối với các bên và kết cục là tranh chấp phát sinh.
Nguyên nhân trực tiếp gây ra tranh chấp trong thanh toán quốc tế là bởi doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiếu hiểu biết về các quy định của UCP, đa số các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu nhận thức UCP là văn bản nghiệp vụ quốc tế dành riêng cho các ngân hàng vì vậy họ cho rằng chỉ cần tuân thủ
Hơn nữa, thanh toán bằng L/C là phương thức thanh toán có kỹ thuật phức tạp, trong mỗi bước của quy trình thanh toán bằng L/C đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro dẫn đến tranh chấp. Khi ký hợp đồng xong, người mua, có thể vì một lý do nào đó mà không mở L/C hoặc mở L/C chậm so với thời hạn quy định trong hợp đồng mua bán, trong nhiều trường hợp, người mua đưa vào L/C một số nội dung khác với hợp đồng mua bán, người mua yêu cầu ngân hàng phát hành ngừng trả tiền hàng cho người hưởng lợi mà thiếu một cơ sở pháp lý cần thiết.
Những nguyên nhân trên gây ra khó khăn khi giao dịch bằng L/C dẫn đến thanh toán chậm trễ, khiếu kiện kéo dài, không được thanh toán hoặc thậm chí là bị lừa, gây thiệt hại về thời gian và kinh tế của doanh nghiệp.
Khi đó để giải quyết các tranh chấp thì trước tiên trên tinh thần hòa giải thương lượng các bên sẽ cùng sau bàn bạc tìm ra lỗi sai để khác phục. Nghĩa là sẽ sử dụng phương thức thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp, nếu như các bên không thể tìm được tiếng nói chung khi áp dụng những phương thức này thì họ có quyền yêu cầu cơ quan tài phán đứng ra giải quyết tranh chấp cho họ đó là Tòa án và Trọng tài thương mại. Việc giải quyết tranh chấp phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đúng luật quốc tế và pháp luật các quốc gia, phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, giữ uy tín của các bên; phải phù hợp với thông lệ quốc tế không trái pháp luật của các quốc gia.
Nhằm giảm thiểu tối đa các vụ tranh chấp trong phương thức thanh toán bằng L/C thì phía người mua: Ðàm phán kỹ nội dung của hợp đồng trước khi mở L/C, nghiên cứu hợp đồng mẫu (nếu có); khi viết đơn xin mở L/C thì phải thống nhất với hợp đồng; Phía người bán phải kiểm tra kỹ điều kiện về chứng từ trong L/C (lưu ý những chứng từ mà người mua yêu cầu nhưng người bán không thể lấy được); lập bộ chứng từ theo đúng quy định trong L/C,….
3. Điều kiện và thủ tục mở thanh toán quốc tế bằng L/C:
Ðể được mở thanh toán quốc tế bằng L/C, Doanh nghiệp phải nộp tại ngân hàng các giấy tờ sau:
– Giấy đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập Công ty,
– Đơn yêu cầu mở L/C.
– Đăng ký mã số xuất nhập khẩu – nếu có (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu).
– Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản phôtô).
– Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ).
– Bản gốc Cam kết Thanh toán, Hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn), công văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm của NHCTVN (trường hợp mở L/C trả chậm).
– Bản gốc Hợp đồng mua bán ngoại tệ
– Bản gốc Bản giải trình mở L/C do phòng Tín dụng của Chi nhánh lập được Giám đốc chi nhánh hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt (trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C).
Ngoài các văn bản yêu cầu bản gốc thì tất cả các chứng từ còn lại đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại Chi nhánh bản phôtô có đóng dấu treo của doanh nghiệp.
Một số lưu ý: Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình, đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ quyền lợi cho mình. Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Dân sự năm 2015
Luật Trọng tài thương mại 2010