Tranh chấp đầu tư quốc tế chính là những mâu thuẫn xuất phát từ việc bất đồng quan điểm về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đầu tư quốc tế. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Biện pháp phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế mới nhất:
Có thể hiểu tranh chấp là sự bất đồng và mâu thuẫn trên cơ sở luật pháp hay trên cơ sở thực tế về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể khác nhau. Những bất đồng và mâu thuẫn này có thể phát sinh trong nhiều quan hệ pháp luật như dân sự, lao động, kinh doanh, đầu tư … giữa các chủ thể khác nhau. Trong quan hệ đầu tư, tranh chấp có thể phát sinh giữa các nhà đầu tư với nhau hoặc giữa các nhà đầu tư với cơ quan nhà nước. Có thể hiểu, tranh chấp đầu tư quốc tế chính là sự bất đồng và mâu thuẫn giữa hai bên chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia nhận đầu tư liên quan đến quyền và nghĩa vụ theo các nội dung được thỏa thuận trong hợp đồng đầu tư hoặc được thỏa thuận trong hiệp định đầu tư.. Hiện nay, Việt Nam cần nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư, trong đó trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nhận diện những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình đầu tư để từ đó xây dựng một khung pháp lý thân thiên, an toàn cho các nhà đầu tư, không chỉ là các nhà đầu tư nước ngoài mà cả những nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thời gian qua.
Ngoài ra, cần có cơ chế phối hợp và hướng dẫn thực thi thống nhất các hiệp định đầu tư song phương và đa phương. Các cơ quan bộ ban ngành và các địa phương cần lưu ý và đảm bảo tính nhất quán xuyên suốt trong hoạt động thực thi hiệp định đầu tư và đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là căn cứ để xác định hành vi của các bên theo những cam kết trong hiệp định đầu tư đồng thời cũng là cơ sở để nhà đầu tư tiến hành khởi kiện chính phủ theo nguyên tắc quy trách nhiệm về quốc gia trong công pháp quốc tế. Một số giải pháp cải cách được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục kiểm soát thủ tục hành chính đưa ra như: Thống nhất quy trình thủ tục đầu tư liên quan đến sử dụng đất, cần phải đề nghị bãi bỏ thủ tục về đăng ký đầu tư và thẩm tra đầu tư cũng như cấp giấy chứng nhận đầu tư tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì các thủ tục này trung lập về nội dung xét duyệt trong các thủ tục giới thiệu địa điểm, thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục thu hồi đất và giao đất, quá trình đánh giá tác động môi trường, bãi bỏ thủ tục cung cấp thông tin quy hoạch sau khi có chấp nhận chủ trương đầu tư, bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép quy hoạch …
Ở Việt Nam,
2. Những cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế:
Có thể kể đến một số cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế như sau:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thông qua phương thức tư vấn và đàm phán giữa các bên tranh chấp. Phương thức giải quyết tranh chấp này sẽ được quy định trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Mặc dù trên thực tế hiện nay ít tranh chấp được giải quyết theo phương thức tư vấn, tuy nhiên vẫn hoàn toàn có thể nói đây là thời điểm để các nước tiếp nhận đầu tư chuẩn bị tinh thần cho các thủ tục tố tụng trong tương lai. và phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế này vẫn được đánh giá cao do nó đề cao ý chí thỏa thuận của các bên.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thông qua tòa án quốc tế hoặc cơ quan có thẩm quyền quốc tế. Trong các hiệp định thương mại tự do mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thông thường có quy định về phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế này. Phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế này thường được quy định một cách rõ ràng và cụ thể. Một số hiệp định đầu tư hạn chế quyền khiếu nại nhiều lần cùng một vấn đề và yêu cầu các nhà đầu tư từ bỏ một số cơ chế giải quyết tranh chấp khác sau khi đã lựa chọn một cơ chế giải quyết tranh chấp cụ thể. Một số hiệp định lại cho phép các nhà đầu tư gửi đơn để trình yêu cầu khởi kiện giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế sau khi đã khởi kiện tại
Thứ ba, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thông qua trọng tài quốc tế. Các điều khoản về trọng tài quốc tế lần đầu tiên được đưa vào hiệp định đầu tư năm 1960. Tuy nhiên chỉ những năm trở lại đây thì việc sử dụng cơ chế trọng tài quốc tế ISDS mới được sử dụng rộng rãi trong quá trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Được tham gia quá trình đàm phán FTA giúp cho nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế và phát triển các quy tắc thương mại trong nước. Trọng tài quốc tế được xem là một bước tiến quan trọng trong việc áp dụng các cơ chế tài phán quốc tế để giải quyết các tranh chấp quốc tế nói chung và tranh chấp đầu tư quốc tế nói riêng.
3. Một số loại tranh chấp đầu tư quốc tế:
Có thể kể đến một số tranh chấp đầu tư quốc tế như sau:
– Tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà nước và nhà nước (tức là hai quốc gia với nhau), loại hình tranh chấp này thông thường sẽ được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế như tổ chức Thương mại Thế giới hoặc tòa án công lý Quốc tế;
– Tranh chấp đầu tư quốc tế giữa các nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ tiếp nhận hoạt động đầu tư. Thông thường tranh chấp này sẽ được giải quyết tại trọng tài quốc tế, quá trình giải quyết thường sẽ cần đến biện pháp bảo vệ ngoại giao và áp lực quân sự. Trọng tài quốc tế được xem là một bước tiến đáng kể giúp giảm bớt căng thẳng quốc tế và áp lực quân sự trong quá trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa các nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ tiếp nhận;
– Tranh chấp đầu tư quốc tế giữa thương nhân và thương dân trong lĩnh vực thương mại quốc tế, suy cho cùng thì trong quan hệ thương mại quốc tế các tranh chấp giữa các doanh nghiệp hoàn toàn có thể xảy ra, ví dụ như khi các nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện chính phủ nước tiếp nhận đầu tư do các quyết định hoặc phán quyết của cơ quan tư pháp gây bất lợi cho chính các nhà đầu tư đó, khi đó thì tranh chấp và mâu thuẫn đã xảy ra.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đầu tư năm 2022.