Theo quy định hiện nay thì các bên có thể thỏa thuận chọn một Tòa án cụ thể trước để giải vụ án khi có tranh chấp xảy ra. Vậy thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp vô hiệu như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thỏa thuận lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp vô hiệu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 39
– Thẩm quyền để thực hiện giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
+ Tòa án nơi mà bị đơn cư trú, làm việc, nếu trường hợp bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
+ Các đương sự vẫn có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản để yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu trường hợp nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu như nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
+ Nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì cho phép các bên thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu trường hợp nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết vụ án khi có tranh chấp.
Như vậy, đối với việc thỏa thuận trong hợp đồng chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện sau:
– Phải là Tòa án mà nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu trường hợp nguyên đơn là cá nhân hoặc Tòa án nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức .
– Về việc lựa chọn đó sẽ không được trái với quy định về thẩm quyền được quy định tại Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 tức là phải đúng qui định về cấp Tòa án có thẩm quyền.
Do đó, đối với trường hợp lựa chọn trước về Tòa án giải quyết tranh chấp trong hợp đồng kinh tế mà không thoả mãn các điều kiện nêu trên thì sẽ không đúng với quy định tại Khoản 1, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Tòa án có quyền không chấp nhận sự chọn trước đó.
2. Thẩm quyền giải quyết khi các bên thỏa thuận cả Trọng tài và Tòa án có quyền giải quyết tranh chấp:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2
Đối với trường hợp các bên vừa có thỏa thuận để giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án mà các bên lại không có thỏa thuận lại hoặc thỏa thuận mới về cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc giải quyết tranh chấp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này mà phát sinh tranh chấp thì xử lý như sau:
– Đối với trường hợp người khởi kiện yêu cầu Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi Tòa án chưa thụ lý vụ án quy định tại điểm b khoản 4 Điều này thì Tòa án sẽ căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại để từ chối thụ lý, giải quyết. Trong trường hợp này, khi nhận được đơn khởi kiện Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, nếu đã thụ lý vụ án thì căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.
– Đối với trường hợp người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, thì ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải quyết hay chưa.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày mà Tòa án nhận được đơn khởi kiện mà Tòa án xác định người bị kiện, người khởi kiện đã yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án sẽ phải trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp người bị kiện, người khởi kiện chưa yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án xem xét thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.
Đối với trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện ra tranh chấp đã có yêu cầu để Trọng tài giải quyết trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án thì Tòa án sẽ căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.
Bên cạnh đó, thì trường hợp người khởi kiện đã có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, thì ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải quyết hay chưa theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.
3. Nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về các trường hợp nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình kinh doanh, thương mại lao động. Theo như quy định trên thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
– Nếu trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
– Nếu tranh chấp được phát sinh từ các hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
– Nếu trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn sẽ có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
– Nếu trường hợp tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn sẽ có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
– Nếu như tranh chấp yêu cầu về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
– Nếu trường hợp tranh chấp được phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn sẽ có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
– Nếu trường hợp tranh chấp phát sinh từ quan hệ của hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
– Nếu như các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn vẫn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
– Nếu trường hợp tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
–
– Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định luật trọng tài thương mại hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.