Các quyền lợi người lao động được hưởng trong thời gian thử việc được quy định như thế nào? Người sử dụng lao động có phải trả lương khi người lao động nghỉ việc trong thời gian thử việc không?
Mục lục bài viết
1. Không cần trả lương khi nghỉ việc trong thời gian thử việc?
Thử việc là khoảng thời gian người lao động mới được tiếp cận, làm quen với công việc trước khi ký kết
Hoạt động thử việc phát sinh trước khi giao kết
Căn cứ quy định tại Điều 26
Ví dụ: Chị Huyền ở Trà Vinh ký kết
Như vậy, khi người lao động nghỉ việc trong thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động tương ứng trong những ngày tham gia thử việc; tiền lương thanh toán sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
2. Các quyền lợi người lao động được hưởng trong thời gian thử việc:
Thời gian thử việc là khoảng thời gian người lao động làm quen, tìm hiểu về công việc mới; mặc dù hiệu suất công việc bằng những lao động chính thức nhưng người lao động phải bỏ thời gian và công sức để làm việc cho người sử dụng lao động. Do đó, trong thời gian thử việc người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
– Được tham gia lao động theo thỏa thuận;
– Được hưởng lương và trợ cấp theo thỏa thuận với người sử dụng lao động trong thời gian thử việc (lương thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc);
– Được tham gia BHXH nếu có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không phải báo trước và không phải bồi thường mà vẫn được nhận lương trong những ngày thử việc;
* Khi kết thúc thời gian thử việc:
– Người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
+ Nếu thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động
+ Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
3. Quy định pháp luật về thời gian thử việc:
Được quy định tại Điều 25
Thứ nhất, chỉ được thử việc một lần đối với một công việc;
Thứ hai, đảm bảo điều kiện về mặt thời gian:
– Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật;
– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Như vậy, thời gian thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc. Thời gian thử việc ngắn nhất là không quá 06 ngày và thời gian thử việc lâu nhất là không quá 180 ngày.
4. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thử việc:
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, là bên yếu thế trong quan hệ lao động; pháp luật đã đề ra các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động không chỉ trong quá trình lao động mà còn trong thời gian thử việc.
Bên người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu giao kết hợp đồng thử việc hay thỏa thuận về vấn đề thử việc vi phạm quy định pháp luật. Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ban hành ngày 17 tháng 01 năm 2022 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, mức xử phạt đối với từng hành vi được quy định như sau:
– Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi có một trong các hành vi dưới đây:
+ Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
+ Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
+ Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
+ Thử việc quá thời gian quy định;
+ Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
+ Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
* Biện pháp khắc phục hậu quả khi người sử dụng lao động vi phạm quy định về thử việc:
Thứ nhất, buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với các hành vi vi phạm:
– Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
– Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
– Thử việc quá thời gian theo quy định;
– Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
Thứ hai, buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động đối với hành vi vi phạm:
– Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật lao động năm 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP ban hành ngày 17 tháng 01 năm 2022 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội.