Kho xảy ra tranh chấp lao động, thông thường sẽ tiến hành thủ tục hòa giải. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật hiện nay, có những tranh chấp lao động không bắt buộc phải tiến hành thủ tục hòa giải.
Mục lục bài viết
1. Các tranh chấp lao động không bắt buộc qua hòa giải:
Hòa giải tranh chấp lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, pháp luật cũng không bắt buộc phải tiến hành hoạt động hòa giải trong các tranh chấp về quan hệ lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 188 của
– Tranh chấp lao động về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải căn cứ theo quy định tại Điều 125 của Bộ luật lao động năm 2019 hoặc tranh chấp lao động về trường hợp đơn phương chấm dứt
– Tranh chấp lao động về vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc tranh chấp về các khoản trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
– Tranh chấp lao động giữa những người giúp việc trong gia đình với người sử dụng lao động;
– Tranh chấp lao động về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, tranh chấp trong lĩnh vực lao động và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, tranh chấp trong lĩnh vực lao động về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, tranh chấp trong lĩnh vực lao động về bảo hiểm tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động;
– Tranh chấp trong lĩnh vực lao động về vấn đề bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp hoặc tổ chức đưa người lao động đó đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng được ký kết giữa các bên;
– Tranh chấp lao động giữa những người được xác định là người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Theo đó thì có thể nói, những tranh chấp lao động trên đây sẽ không bắt buộc phải tiến hành hoạt động hòa giải thông qua hòa giải viên theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc hoà giải tranh chấp lao động:
Giải quyết tranh chấp lao động bằng phương thức ngoài tòa án vẫn bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ theo các nguyên tắc đối với quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Việc giải quyết tranh chấp lao động nhằm mục đích tháo gỡ những tranh chấp và bảo đảm quyền lợi tối ưu cho các bên cũng như lợi ích xã hội. Để có thể đạt được những mục tiêu đó và cũng là bảo đảm quá trình giải quyết tranh chấp lao động bằng phương thức ngoài tòa án diễn ra một cách hiệu quả thì bắt buộc phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, tôn trọng và bảo đảm để các bên tự thương lượng quyết định trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Suy cho cùng thì quan hệ lao động là mối quan hệ được hình thành và tạo lập dựa trên sự thỏa thuận và tôn trọng lẫn nhau. Đây cũng chính là tinh thần xuyên suốt trong quá trình thực hiện quan hệ lao động. Giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được các bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động các bên được quyền lựa chọn và yêu cầu thay đổi chủ thể tiến hành giải quyết tranh chấp lao động của mình đối với thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tại hòa giải viên lao động.
Thứ hai, bảo đảm thực hiện hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền lợi của các bên tranh chấp và tôn trọng lợi ích chung của toàn thể xã hội, hòa giải không trái đạo đức xã hội và không trái quy định của pháp luật. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng và việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ giúp giảm thiểu cũng như hạn chế tối đa những tác động xấu đến quan hệ pháp luật, một giải pháp để ngăn ngừa và là sự nỗ lực thiện chí của các bên để hạn chế hệ lụy tiêu cực có thể phát sinh từ tranh chấp lao động. Tranh chấp lao động xuất phát từ việc quyền lợi của các bên thì bị xâm phạm hoặc có những mâu thuẫn bất đồng được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan. Do đó giải quyết tranh chấp lao động ngoài tòa án càng cần tuân thủ nguyên tắc này trên cơ sở tôn trọng quyền lợi của các bên tranh chấp. Tuy nhiên mối quan hệ lao động cũng như các mối quan hệ khác đều tồn tại và liên kết trong một tổng thể mạng lưới các quan hệ xã hội khác và các bên trong tranh chấp lao động dù là người lao động hay người sử dụng lao động đều không tồn tại một cách độc lập riêng biệt mà tồn tại trong xã hội nói chung. Vì vậy cho nên giải quyết tranh chấp lao động cũng cần phải chú ý tôn trọng đến lợi ích chung của toàn thể xã hội và không được trái với quy định của pháp luật lao động nói riêng và pháp luật có liên quan nói chung.
Thứ ba, công khai minh bạch và khách quan kịp thời. Công khai minh bạch là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ quá trình giải quyết tranh chấp lao động bằng phương thức nào. Tranh chấp lao động phải được giải quyết một cách công khai và ai quan tâm đều có thể tham dự phiên họp đó. Hơn nữa kết quả giải quyết cũng cần được công khai và không được coi là thông tin bảo mật. Việc đặt ra nguyên tắc này góp phần bảo đảm việc giải quyết tranh chấp lao động bằng các phương thức ngoài tòa án diễn ra một cách hiệu quả và nghiêm túc, hạn chế sự cẩu thả và sai lầm hay kể cả những quần khúc không rõ ràng hay sự tiêu cực trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, bảo đảm sự kiểm tra và quản lý đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nguyên tắc này cũng góp phần bảo vệ lợi ích cho các bên ở mức tối đa khi có sự công khai và đảm bảo tính minh bạch.
Thứ tư, bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Nguyên tắc này được hiểu là việc các bên có quyền sử dụng đại diện để tham gia giải quyết tranh chấp lao động. Pháp luật đặt ra nguyên tắc này bởi quan hệ lao động có suất phát điểm trực tiếp từ sự thoả thuận giữa các bên, do đó người lao động và người sử dụng lao động là những chủ thể biểu hiện rõ nhất về buổi cảnh của mối quan hệ này cũng như quá trình xác lập thực hiện và những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Do đó để quá trình giải quyết tranh chấp lao động có thể diễn ra và đạt hiệu quả thì cần phải có sự tham gia nghiêm túc của các chủ thể này. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp người lao động và người sử dụng lao động không có sự am hiểu đầy đủ và chính xác về các quy định pháp luật, các chính sách về lao động cũng như giải quyết tranh chấp lao động nên sẽ cần đến sự tham gia của người đại diện nhóm tư vấn và hỗ trợ cho các bên về kiến thức pháp luật, xác định vấn đề pháp lý và kỹ năng thực hiện cũng như quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp lao động.
3. Thủ tục hoà giải tranh chấp lao động:
Trình tự và thủ tục này được quy định cụ thể tại Điều 188 của Bộ luật lao động năm 2019 bao gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Tiếp nhận đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động. Khi có tranh chấp lao động thì đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động do một hoặc hai bên trong tranh chấp gửi tới chủ thể có thẩm quyền. Các bên tranh chấp có thể gửi tới hòa giải viên lao động hoặc cười thông qua các cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Phòng lao động thương binh và xã hội hoặc Sở lao động thương binh và xã hội. Trường hợp gửi về cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực lao động thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận sẽ có trách nhiệm chuyển yêu cầu đến hòa giải viên lao động đối với trường hợp bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải lao động.
Bước 2: Tổ chức phiên họp hòa giải. Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về thủ tục tiến hành một buổi hòa giải tranh chấp lao động, nghĩa là hòa giải viên lao động được tự quyết định một số bước về việc nhận đơn yêu cầu hòa giải, chuẩn bị cho buổi hòa giải, nghiên cứu hồ sơ vụ việc và xây dựng phương án hòa giải hay trình tự khai mạc, tiến hành buổi hòa giải đó. Đồng thời hòa giải viên lao động cũng được phép linh hoạt thích ứng với những thay đổi diễn ra trong cuộc hòa giải.
Bước 3: Kết thúc quá trình hòa giải. Trong thời hạn giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải, hòa giải viên phải kết thúc việc hòa giải trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được yêu cầu. Như vậy khi giải quyết tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền hòa giải viên sẽ phải tuân theo trình tự trên đây và có thời hạn trong khoảng 05 ngày để giải quyết kể từ ngày nhận được yêu cầu. quy trình này nhằm đảm bảo yêu cầu và nguyên tắc giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và tạo điều kiện cho các chủ thể ổn định lại quan hệ cũng như tăng cơ hội duy trì quan hệ lao động. Tuy nhiên trong thực tế thì thôi hạn để giải quyết xong một tranh chấp lao động bằng hòa giải cũng đang là một bất cập lớn. Mỗi vụ việc có tính chất khác nhau nên việc chỉ quy định một mốc thời gian cụ thể cho tất cả các tranh chấp lao động là chưa hợp lý. Hòa giải viên lao động cần có thời gian phù hợp để nghiên cứu và tìm ra phương hướng giải quyết vụ việc. Quy định này cũng cần đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cũng như thái độ tích cực từ hòa giải viên, chưa kể có những vụ việc tranh chấp lao động vô cùng phức tạp liên quan đến nhiều chủ thể và có các yếu tố khác nhau nên thời hạn giải quyết tranh chấp lao động trong quy định của pháp luật cần phải xem xét và sửa đổi trong thời gian tới.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019.