Tình thế cấp thết và sự kiện bất ngờ hiện nay được quy định như thế nào? Hiện nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa tình thế cấp thiết và sự kiện bất ngờ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt giữa tình thế cấp thiết và sự kiện bất ngờ?
1.1. Sự kiện bất ngờ là gì?
Theo quy định hiện nay thì sự kiện bất ngờ đó là trường hợp một người nào đó đã gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội tuy nhiên người có hành vi đó lại không cần phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước được những hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình hay nói cách khác vì họ không có lỗi.
Ví dụ: Một người đàn ông đang lái xe trên đường và đi đúng phần đường quy định, đúng tốc độ, đang chạy một lúc thì có một đôi thanh niên đang đuổi nhau trong vỉa hè ra đường và đâm trúng xe của người đàn ông khiến một trong hai người đang đuổi nhau bị trọng thương và phải đi cấp cứu.
Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ xảy ra khi thực hiện hành vi gây ra nguy hại cho xã hội nhưng người thực hiện phạm tội không thể thấy trước được hậu quả của mình hoặc pháp luật không buộc người này phải thấy trước hậu quả đó thì người đó sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi đó gây ra. Sự kiện bất ngờ đó là một trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự thông qua loại trừ yếu tố lỗi. Theo quy định hiện nay thì một sự kiện được xem là sự kiện bất ngờ khi hội tụ đủ các yếu tố sau:
– Chủ thể thực hiện hành vi phải có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015;
– Phải có hành vi xâm hại đến đối tượng mà luật hình sự điều chỉnh và phải gây ra nguy hiểm đủ để gây hại cho xã hội theo quy định của luật hình sự;
– Người thực hiện hành vi thật sự không mong muốn hậu quả xảy ra do hành vi đó gây ra;
– Người thực hiện hành vi không nhận thức được về hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả và người thực hiện hành vi không thấy trước được hậu quả hoặc pháp luật không buộc họ phải thấy.
Khi sự kiện cấu thành đủ các yếu tố trên thì sẽ được xem là sự kiện bất ngờ và hiển nhiên người thực hiện hành vi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó.
1.2. Tình thế cấp thiết được quy định như thế nào trong Bộ Luật Hình sự 2015?
Tình thế cấp thiết hiện nay được quy định tại Điều 23 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau:
– Tình thế cấp thiết được hiểu là tình thế của một người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
-Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết được xác định không phải là tội phạm.
-Nếu trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá với yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
1.3. So sánh điểm khác nhau giữa tình thế cấp thiết và sự kiện bất ngờ:
Giống nhau: Sự kiện bất ngờ và tình thế cấp thiết đều được coi là những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.
Khác nhau:
– Đối với sự kiện bất ngờ được quy định là người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 20 Bộ luật Hình sự 2015.
– Đối với tình thế cấp thiết được là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác hay lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Mặt khác, hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. Trong trường hợp hậu quả gây ra rõ ràng và vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ngoài 02 trường hợp nêu trên, 05 trường hợp sau đây cũng được xem là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, quy định:
– Tình trạng không có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
– Phòng vệ chính đáng.
– Gây ra thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
– Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
– Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.
2. Trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết:
Em chào Luật sư. Bố em là tài xế lái xe khách tuyến đường từ TP Hồ Chí Minh tới Đà Lạt. Đang đến đèo thì gặp 1 dừng xe máy đột ngột. vì quá gấp và muốn bảo vệ hành khách trên xe nên đã cán chết một người để xe không lao xuống đèo vậy bố em có phạm tội gì không luật sư?
Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 cụ thể tại Điều 262 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết như sau:
– Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ thực tế đang đe dọa trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây ra thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
– Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu tài sản không được cản trở người khác sử dụng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây ra thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ có thể xảy ra.
– Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Chủ sở hữu được bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 3 Điều 614 của Bộ luật này.”
– Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ thực tế đang đe doạ đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây ra thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
– Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng và vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, để xem xét trong trường hợp mà bạn giả sử thì người tài xế sẽ không phạm tội khi:
+ Số lượng người trên xe khách đông, xe có nguy cơ thực tế là lao xuống đèo
+ Việc gây thiệt hại là điều bắt buộc, nếu không gây thiệt hại cho đối tượng trực tiếp thì thiệt hại xảy ra sẽ rất lớn.
Như vậy, khi đảm bảo hai nội dung được trên thì bố bạn sẽ thuộc trường hợp tình thế cấp thiết, gây thiệt hại trong trường hợp này không phải là tội phạm.
3. Một số tình huống chẳng may phạm tội sẽ không bị xử lý:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 quy định sự kiện bất ngờ như sau: Người thực hiện hành vi mà gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi người đó đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 phòng vệ chính đáng quy định cụ thể phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên thì phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Theo đó, nếu trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Thì người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 quy định về tình thế cấp thiết là tình thế của một người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết cũng được xác định không phải là tội phạm.
Nếu trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá với yêu cầu của tình thế cấp thiết, người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội quy định về hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì được cơ quan có thẩm quyền xác định không phải là tội phạm.
Đối với trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ được xác định là hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.
Nếu trường hợp người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 quy định về thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên: Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với trường hợp này thì người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015.