Kể từ khi Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực đã ghi nhận nhiều nội dung tiến bộ liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động. Vậy, cấm hành động đơn phương trong khi giải quyết tranh chấp lao động được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cấm hành động đơn phương được áp dụng trong tranh chấp lao động nào?
Tranh chấp lao động được hiểu là những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp trong lĩnh vực lao động thường xuất hiện giữa các tổ chức đại diện với người lao động.
Cấm hành động đơn phương là việc cá nhân, tổ chức đang có mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến lao động không được thực hiện bất kỳ hành động nào làm cho tình trạng tranh chấp ngày càng diễn ra phức tạp hơn khi đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Việc cấm hành động đơn phương không có sự phân biệt đối với các loại tranh chấp lao động. Hiện nay, có thể kể thêm một số loại tranh chấp lao động phổ biến như:
– Giữa người lao động với người sử dụng lao động xuất hiện những tranh chấp với nhau; Ngoài ra, còn kể đến sự tranh chấp giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được thỏa thuận trước; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
+ Không chỉ có những tranh chấp lao động cá nhân mà tranh chấp lao động về tập thể cũng thường xuyên xuất hiện. Các tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động;
– Tranh chấp lao động tập thể về quyền được hiểu là những tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong các trường hợp dưới đây:
+ Trong thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác có sự khác nhau trong việc hiểu biết và tiếp nhận thông tin;
+ Liên quan đến những văn bản điều chỉnh quan hệ lao động, các bên có các kiểu và thực hiện quy định khác nhau không đồng nhất;
+ Trong quá trình tham gia lao động người sử dụng lao động thể hiện rõ việc phân biệt đối xử với người lao động; có hành động thao túng hoặc can thiệp vào các quyết định của tổ chức đại diện người lao động;
– Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
+ Trong quá trình thương lượng tập thể xảy ra tranh chấp giữa các bên;
+ Khi mâu thuẫn phát sinh một bên từ chối tiến hành thương lượng mà không tiến hành thương lượng trong thời hạn mà pháp luật đã quy định.
2. Các bên có được hành động đơn phương chống lại bên kia khi tranh chấp lao động đang được giải quyết?
Căn cứ theo Điều 186
Như vậy, việc hành động đơn phương trong khi vụ việc đang được giải quyết tranh chấp lao động là vi phạm với quy định mà bộ luật lao động đã đề ra.
So sánh với Bộ luật trước đây thì về khía cạnh này cũng đã được quy định tại Điều 208 của
Còn đối với quy định tại Bộ luật Lao động 2019 đã thể hiện rõ nội dung là cấm các hành động đơn phương trong giải quyết tranh chấp lao động nói chung. Bởi vì, nếu một trong các bên có hành động đơn phương chống lại bên kia sẽ gây ảnh hưởng thêm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của bên còn lại khi mà vụ việc tranh chấp lao động đang được xem xét giải quyết. Nếu một bên tự ý hành động đơn phương dẫn đến việc phá vỡ quy tắc xử sự chung càng làm cho việc giải quyết tranh chấp phức tạp và không có ý nghĩa trên thực tế.
Mặc dù có những tiến bộ nhất định tuy nhiên điều khoản này cũng cần được hướng dẫn cụ thể trong một văn bản quy phạm pháp luật nếu không có thể dễ gây cản trở, khó khăn trong việc áp dụng trên thực tế.
3. Vì sao phải cấm hành động đơn phương trong giải quyết tranh chấp lao động:
Như đã biết, quy định cấm hành động đơn phương trong giải quyết tranh chấp lao động là một trong những điều khoản mới trong
Việc áp dụng quy định này nhằm đảm bảo cho việc tranh chấp được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục theo phương pháp giải quyết tranh chấp lao động đã được Bộ luật lao động quy định. Theo đó, Các bên phải có sự tôn trọng và thực hiện nghiêm túc với quy định mà Bộ luật Lao động đã hướng dẫn.
Thông thường những tranh chấp lao động không thể thỏa thuận và thương lượng đối với nhau hướng giải quyết nên một trong các bên hoặc cả hai mới yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành thụ lý giải quyết. Khi cá nhân đã yêu cầu phía bên cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan này sẽ áp dụng, phân định quyền lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên theo quy định pháp luật đã đề ra. Trong quá trình được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết mà một bên có hành động đơn phương chống lại bên kia thì không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của bên kia mà còn phá vỡ đi trật tự pháp luật và hành động này sẽ càng làm cho quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ngày càng phức tạp và không có ý nghĩa được trên thực tế.
Ngoài ra, một lý do quan trọng được nhắc đến để lý giải việc vì sao pháp luật cấm hành động đơn phương trong khi giải quyết tranh chấp lao động, đó là bản chất của pháp luật được xây dựng không cho phép một bên lợi dụng việc bên kia tuân thủ nghiêm chỉnh và có thái độ chấp hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động để có hành vi làm xâm hại. Nếu cá nhân, tổ chức có tranh chấp đã nhờ sự can thiệp từ phía bên cơ quan tổ chức có thẩm quyền để giải quyết thì cũng cần có sự tôn trọng đối với cơ quan này và cũng như có thái độ tích cực chấp hành các thủ tục để giải quyết tranh chấp một cách ổn thỏa và nhanh chóng.
Mặc dù, Bộ luật lao động năm 2019 đã quy định cụ thể về hành động đơn phương sẽ bị nghiêm cấm trong khi giải quyết tranh chấp lao động tại Điều 186 nhưng bộ luật này cũng không có quy định cụ thể hành động đơn phương bị cấm là những hành động nào. Hiện nay Quốc hội cũng chưa trao thẩm quyền cho chính phủ quy định chi tiết hoặc hướng dẫn liên quan đến vấn đề này nên đây cũng đang là một trong những quy định gây khó khăn trong quá trình triển khai trên thực tiễn. Căn cứ vào trên thực tế hoặc các quy định liên quan đến bộ luật lao động thì có thể thấy hành động đơn phương của tập tại lao động có thể xảy ra như ngừng việc tập thể hoặc đình công, động đơn phương của người sử dụng lao động có thể là tự ý đóng cửa doanh nghiệp hay đuổi việc hàng loạt đối với người lao động khi xảy ra những tranh chấp tập thể.
Chính vì vậy, rất cần những nghiên cứu quy định của văn bản hướng dẫn cụ thể về hành vi cấm hành động đơn phương trong khi giải quyết tranh chấp lao động để cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có cơ sở cụ thể hơn trong việc xử lý trách nhiệm của bên vi phạm.
Văn bản pháp luật được sử dụng: Bộ Luật Lao động năm 2019.