Thực hiện hiện nay, trong các dòng họ thường xảy ra các tranh chấp về tài sản chung rất phổ biến. Vậy quy định về giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên:
Mục lục bài viết
1. Quy định về tài sản chung của dòng họ:
Căn cứ khoản 1 Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 quy định sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu chung của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với những tài sản do các thành viên tạo lập nên hoặc có được từ các nguồn khác trên cơ sở quy định hợp pháp của pháp luật. Dòng họ gồm những người cùng họ và có quan hệ huyết thống, thông thường là những người được ghi trong gia phả. Tuy nhiên, có dòng họ được xác định chỉ gồm những người cùng huyết thống là nam giới (suất đinh); có dòng họ xác định gồm những người cùng họ có quan hệ huyết thống không phân biệt nam nữ,…
Như vậy, xác định tài sản chung của dòng họ chính là tài sản chung của cộng đồng. Ví dụ như: quyền sử dụng đất, nhà thờ họ, từ đường, các đồ vật dùng vào việc thờ cúng hay các tài sản khác do các thành viên của dòng họ đóng góp, quyên góp nhằm mục đích phục vụ cho các thành viên dòng họ…
Về nguyên tắc, đối với khoản tài sản chung này thì các thành viên trong cùng dòng họ sẽ cùng nhau quản lý và sử dụng, định đoạt khối tài sản chung đó trên cơ sở thỏa thuận của các bên đảm bảo không trái với quy định của pháp luật.
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 quy định tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.
2. Giải quyết tranh chấp tài sản chung của dòng họ thế nào?
Trên cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ, các thành viên trong dòng họ có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp tài sản chung theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Lưu ý dòng họ sẽ không phải là nguyên đơn bởi tập thể như chi, họ,… không có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ.
Thứ nhất, khi xảy ra tranh chấp giữa các thành viên trong dòng họ, các bên nên ưu tiên lựa chọn hướng giải quyết thương lượng, hòa giải để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, giữ được tình cảm thân thích trong dòng họ.
Thứ hai, trường hợp các bên không thể hòa giải với nhau được thì sẽ tiến hành giải quyết theo thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Theo đó, thủ tục khởi kiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
– Đơn khởi kiện đảm bảo có đầy đủ các nội dung cơ bản sau:
+ Thời gian làm đơn khởi kiện: ngày, tháng, năm.
+ Thông tin nơi Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện.
+ Thông tin của người làm đơn: gồm họ và tên; ngày tháng năm sinh; địa chỉ liên lạc;…
+ Thông tin của bị đơn gồm: tên công ty, trụ sở công ty, mã số thuế/mã số doanh nghiệp,…
+ Trình bày yêu cầu của mình.
+ Đính kèm đơn là giấy tờ, tài liệu có giá trị chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình.
– Giấy tờ tùy thân (gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân) của người khởi kiện.
– Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp (nếu có).
– Biên bản hòa giải không thành (nếu có).
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện:
Sau khi chuẩn bị đủ giấy tờ khởi kiện trên thì thành viên trong dòng họ gửi đơn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Hình thức nộp đơn khởi kiện: nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.
Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án:
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Quy định về đương sự trong vụ án tranh chấp tài sản chung của dòng họ:
– Nguyên đơn: chính là người khởi kiện có yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ đó.
– Bị đơn: chính là người bị kiện (bị đơn có thể là thành viên của chính dòng họ hoặc những người khác ngoài dòng họ đang có hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích về tài sản của dòng họ đó).
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án: là người có liên quan đến việc giải quyết vụ án mặc dù không khởi kiện hoặc không bị kiện.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể là thành viên của dòng họ hoặc người ngoài dòng họ có quyền, nghĩa vụ liên quan. Thành viên khác của dòng họ được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu được đương sự đề nghị và Tòa án chấp nhận trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Những Thành viên được cử tham gia tố tụng phải cung cấp được địa chỉ của thành viên dòng họ thì Tòa án đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Thực tế trong mội dòng họ số lượng thành viên rất đông. Vậy lấy cơ sở gì xác định người nào được quyền tham gia vụ án. Dựa trên quy định của Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐTP thì những thành viên trong dòng họ nếu ai thấy mình cần phải tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích của dòng họ và đồng thời quyền, lợi ích của họ bị xâm phạm thì có đơn đề nghị ra đến Tòa án và được Tòa án chấp thuận.
Lưu ý: Những Thành viên được cử tham gia tố tụng phải cung cấp được địa chỉ của thành viên dòng họ thì Tòa án đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; trường hợp đương sự không cung cấp được địa chỉ của thành viên dòng họ thì Tòa án không đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Quyền, nghĩa vụ của thành viên dòng họ chưa tham gia tố tụng sẽ được giải quyết bằng một vụ án khác khi có yêu cầu.
4. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp tài sản chung của dòng họ:
Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Toà án nhân dân………..
Người khởi kiện:……
Địa chỉ:……
Số điện thoại: ……… (nếu có); số fax: ……….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……. (nếu có)
Người bị kiện:……
Địa chỉ……
Số điện thoại: ……nếu có); số fax: ……… (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……. (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)……
Địa chỉ:……
Số điện thoại: …… (nếu có); số fax: ….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : …… (nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)…….
Địa chỉ:……
Số điện thoại: …… (nếu có); số fax:….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ..…….. (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:…….
Người làm chứng (nếu có)……
Địa chỉ: (13) …..
Số điện thoại: ……… (nếu có); số fax: …….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………. (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: ……….
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)
Người khởi kiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự.
Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ.