Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, tranh chấp về tài sản nói chung và tài sản chung của dòng họ nói riêng đang ngày càng có chiều hướng gia tăng. Nhiều người hiện nay đặt ra thắc mắc, dòng họ có được coi là đương sự trong vụ án dân sự hay không?
Mục lục bài viết
1. Dòng họ có được coi là đương sự trong vụ án dân sự không?
Trong thực tiễn xét xử hiện nay thì những vụ tranh chấp liên quan đến tài sản chung của dòng họ đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, trong số đó phổ biến nhất có lẽ là nhà thờ họ – Đây cũng được coi là tài sản chung của dòng họ rất dễ xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp. Thực tiễn giải quyết và xét xử những vụ án liên quan đến tài sản chung của dòng họ đã đặt ra nhiều thắc mắc cho người dân và cho các cơ quan tiến hành tố tụng về việc xác định tư cách đương sự của dòng họ và đại diện của dòng họ khi những đối tượng này tham gia tố tụng, quá trình xác minh tư cách đương sự kéo dài thời gian làm cho thời hạn giải quyết những vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ bị kéo dài, thậm chí là có những vụ án tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc gây bức xúc trong quần chúng dư luận. Nhiều người hiện nay vẫn đặt ra câu hỏi: Dòng họ có được coi là đương sự trong vụ án dân sự hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao. Hay nói cách khác, vấn đề này được quy định cụ thể tại Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ.
Trước hết, Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ có quy định về vấn đề xác định thành viên của dòng họ. Theo đó thì thành viên của dòng họ là cá nhân sẽ được xác định theo tập quán phổ biến và được thừa nhận tại nơi dòng họ đó tồn tại. Các bên tranh chấp sẽ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ họ tên và địa chỉ của các thành viên trong dòng họ đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao còn hướng dẫn về việc xác định đương sự trong vụ án tranh chấp liên quan đến tài sản chung của dòng họ. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ, có quy định về đương sự trong vụ án tranh chấp liên quan đến tài sản chung của dòng họ được xác định cụ thể như sau:
– Nguyên đơn trong vụ án tranh chấp tài sản chung của dòng họ sẽ được xác định là người khởi kiện yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản chung đó, vì vậy dòng họ không phải là nguyên đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung;
– Bị đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ sẽ được xác định là người bị kiện. Bị đơn theo quy định của pháp luật trong trường hợp này có thể là những thành viên của dòng họ hoặc người không phải là thành viên của dòng họ nhưng có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản chung của dòng họ đó;
– Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ theo quy định của pháp luật được xác định là người tuy không khởi kiện và không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi trực tiếp của họ. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ có thể bao gồm thành viên khác của dòng họ và người không phải là thành viên của dòng họ đó. Và thành viên khác của dòng họ theo quy định của pháp luật cũng sẽ được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nếu được đương sự đề nghị và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án chấp nhận trước khi ra quyết định đưa vụ việc ra xét xử.
Bên cạnh đó, quy định về việc xác định đương sự và quyền khởi kiện trong vụ án tranh chấp liên quan đến tài sản chung của dòng họ có thể được đánh giá là hoàn toàn phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay. Cụ thể là, căn cứ theo quy định tại Điều 101 của Bộ luật dân sự năm 2015 có ghi nhận, trong trường hợp các chủ thể được xác định là hộ gia đình hoặc tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên khác của hộ gia đình và tổ hợp tác, các thành viên khác trong tổ chức đó sẽ không có tư cách pháp nhân sẽ trực tiếp là chủ thể tham gia xác lập và thực hiện giao dịch dân sự hoặc tiến hành hoạt động ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập hoặc thực hiện các giao dịch dân sự đó. Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 211 của Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định về vấn đề sở hữu chung của cộng đồng. Theo đó thì sở hữu chung của cộng đồng là khái niệm Chỉ quyền sở hữu chung của dòng họ, của thôn, bản hoặc ấp … Và các thành viên trong cùng một cộng đồng sẽ cùng nhau quản lý và sử dụng, cùng nhau định đoạt tài sản theo thỏa thuận của các thành viên đó hoặc phù hợp với tập quán xuất phát từ lợi ích chung của cộng đồng tuy nhiên tập quán đó sẽ không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Như vậy theo phân tích nêu trên thì có thể thấy, dòng họ theo quy định của pháp luật hiện nay là những tổ chức không có tư cách pháp nhân và không có tư cách chủ thể, mà chính các thành viên trong dòng họ mới chính là chủ thể của quan hệ dân sự, vì vậy cho nên chỉ các thành viên trong dòng họ mới có thể mang tư cách đương sự để tham gia quan hệ tốt tụng dân sự tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các thành viên của dòng họ có quyền và nghĩa vụ bình đẳng đối với tài sản chung của dòng họ, vì vậy khi thấy tài sản chung của dòng họ bị xâm phạm thì bất cứ thành viên nào trong dòng họ đó cũng hoàn toàn có quyền tự mình khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để tiến hành hoạt động khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hay nói cách khác, dòng họ bản chất không phải là đương sự như Pháp nhân vì vậy cho nên trưởng họ không được coi là đại diện theo pháp luật của dòng họ, mà những người trưởng họ chỉ có thể là người đại diện theo ủy quyền của các cá nhân là thành viên trong dòng họ đó. Vì vậy hoàn toàn có thể khẳng định, dòng họ không được coi là đương sự trong vụ án dân sự theo phân tích nêu trên.
2. Nghĩa vụ chứng minh của thành viên dòng họ khi khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 91 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về nghĩa vụ chứng minh, cụ thể như sau:
– Đương sự theo quy định của pháp luật hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, khi đó thì đương sự sẽ phải có trách nhiệm thu thập và cung cấp cho tòa án các tài liệu và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp và có căn cứ. Trừ những trường hợp cơ bản sau đây:
+ Người tiêu dùng tiến hành hoạt động gọi điện sẽ không phải có nghĩa vụ chứng minh lỗi của các tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trên thực tế. Các tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ bị kiện theo quy định của pháp luật sẽ phải có nghĩa vụ chứng minh rằng mình không có lỗi gây ra thiệt hại cho khách hàng căn cứ theo quy định tại Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Những đương sự được xác định là người lao động trong vụ án lao động theo quy định của pháp luật mà không tiến hành hoạt động cung cấp và giao nộp chứng cứ cho tòa án vì lý do tài liệu và chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, thì người sử dụng lao động sẽ phải có nghĩa vụ cung cấp và giao nộp các tài liệu chứng cứ đó cho tòa án khi được yêu cầu. Trong trường hợp người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt
+ Những trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.
– Được sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình thì phải được thể hiện bằng văn bản và đương sự đó cũng cần phải thu thập chứng cứ, cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tòa án các loại tài liệu để chứng minh cho sự phản đối của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Vì vậy có thể nói, thành viên trong dòng họ tiến hành hoạt động khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ sẽ phải có trách nhiệm thu thập và cung cấp chứng cứ cho tòa án để chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp, trừ những trường hợp không phải chứng minh theo như phân tích nêu trên. Trong trường hợp thành viên trong dòng họ tiến hành hoạt động khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ phản đối yêu cầu của người khác đối với mình thì phải được cả hiện bằng văn bản, những người phản đối đó cũng cần phải thu thập và giao nộp cho tòa án các loại tài liệu để chứng minh cho sự phản đối của mình là hợp pháp.
3. Xác định địa chỉ của đương sự trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ, có quy định về việc xác định địa chỉ của đương sự trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ. Theo đó thì địa chỉ của người bị kiện và người có quyền lợi liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung có dòng họ sẽ được xác định như sau:
– Địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện và người có quyền lợi liên quan trong những vụ án tranh chấp liên quan đến tài sản chung của dòng họ sẽ được xác định theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và hướng dẫn tại Điều 5 của Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định về việc trả lại đơn khởi và nộp đơn khởi kiện lại trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
– Về địa chỉ của những người có quyền lợi liên quan là thành viên của dòng họ thì sẽ được xác định như sau: Trong trường hợp đương sự cung cấp được địa chỉ của các thành viên trong dòng họ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án sẽ đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật, còn trong trường hợp đương sự không cung cấp được địa chỉ của các thành viên trong dòng họ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án sẽ không đưa họ vào tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong dòng họ chưa tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được giải quyết bằng một vụ án khác khi có yêu cầu độc lập.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ.