Trọng tài quốc tế được biết đến nhờ tính hiệu quả rất lớn nhưng chi phí của nó vẫn đang trở thành mối quan tâm của nhiều người. Vậy, biểu phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hiện nay được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định biểu phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, có quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại và phí giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật trọng tài thương mại năm 2010, có nêu rõ về khái niệm trọng tài thương mại, đây là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn và được tiến hành phù hợp với quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010. Hiện nay, biểu phí trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam được quy định cụ thể tại Quyết định số 89/QĐ-VIAC ngày 25/01/2016 của Chủ tịch VIAC), cụ thể, biểu phí trọng tài sẽ được xác định dựa trên những cơ sở như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp đơn khởi kiện, đơn kiện lại nêu rõ về trị giá vụ tranh chấp. Đối với trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi hội đồng trọng tài gồm 03 trọng tài viên, thì biểu phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được xác định như sau:
Trị giá vụ tranh chấp | Phí trọng tài (đã bao gồm VAT) |
100.000.000 trở xuống | 16,500,000 |
100.000.001 đến 1.000.000.000 | 16.500.000 + 7,7% số tiền vượt quá 100.000.000 |
1.000.000.001 đến 5.000.000.000 | 85,800,000 + 4.4% số tiền vượt quá 1,000,000,000 |
5.000.000.001 đến 10.000.000.000 | 261,800,000 + 2.75% số tiền vượt quá 5,000,000,000 |
10.000.000.001 đến 50.000.000.000 | 399,300,000 + 1.65% số tiền vượt quá 10,000,000,000 |
50.000.000.001 đến 100.000.000.000 | 1,059,300,000 + 1.1% số tiền vượt quá 50,000,000,000 |
100.000.000.001 đến 500.000.000.000 | 1,609,300,000 + 0.50% số tiền vượt quá 100,000,000,000 |
500.000.000.001 trở lên | 3,609,300,000 + 0.30% số tiền vượt quá 500,000,000,000 |
Bên cạnh đó, trong trường hợp những vụ tranh chấp được giải quyết thông qua hình thức trọng tài, mà vụ tranh chấp đó cũng chỉ được giải quyết bởi một trọng tài viên duy nhất, thì mức phí trọng tài sẽ được áp dụng bằng 70% mức phí trọng tài theo như phân tích nêu trên đối với cùng giá trị vụ tranh chấp. Đồng thời, đối với những vụ tranh chấp có trị giá vụ tranh chấp bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá chuyển khoản của tổ chức có thẩm quyền đó là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (hay còn được viết tắt là VIETCOMBANK) tại thời điểm nộp đơn khởi kiện hoặc thời điểm nộp đơn kiện lại.
Thứ hai, trong trường hợp đơn khởi kiện hoặc đơn khởi kiện lại theo quy định của pháp luật nhưng trong đơn khởi kiện đó lại không nêu rõ giá trị của vụ tranh chấp thì chủ thể có thẩm quyền đó là chủ tịch của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam sẽ có thẩm quyền ra quyết định số phí trọng tài, và phí trọng tài này sẽ căn cứ vào tính chất của từng vụ tranh chấp và căn cứ vào thời gian giải quyết vụ tranh chấp nhất định trên thực tế cũng như căn cứ vào số lượng trọng tài viên tham gia giải quyết vụ tranh chấp đó.
Thứ ba, đối với trường hợp đơn khởi kiện hoặc đơn khởi kiện lại theo quy định của pháp luật vừa có yêu cầu nêu giá trị và vừa có yêu cầu khác không nêu giá trị thì phí trọng tài đối với các yêu cầu nêu giá trị sẽ được tính theo bản nêu trên, còn đối với phí trọng tài trong những yêu cầu không nêu giá trị thì sẽ được tính trong mục “thứ hai” nêu trên.
Thứ tư, phí trọng tài theo như phân tích trên đây sẽ không bao gồm các chi phí đi lại, không bao gồm chi phí ăn ở và các loại chi phí khác có liên quan đến các trọng tài viên và thư ký của phiên họp giải quyết những vụ tranh chấp trên thực tế, sẽ không bao gồm chi phí giám định và định giá đối với tài sản, không bao gồm chi phí tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan và chi phí cho các trợ giúp viên khác theo yêu cầu của hội đồng trọng tài. Bên cạnh đó thì các quy định theo như phân tích nêu trên cũng được áp dụng đối với việc sửa đổi và bổ sung đơn khởi kiện có điều chỉnh về vấn đề tăng chị giá của các vụ tranh chấp, việc sửa đổi hoặc bổ sung đơn khởi kiện lại có điều chỉnh về vấn đề tăng chị giá của những vụ khởi kiện lại. Trong trường hợp có sự điều chỉnh giảm về chị giá của các vụ tranh chấp hoặc điều chỉnh tạm về chị giá của các vụ khởi kiện lại thì phí trọng tài sẽ không được điều chỉnh giảm.
2. Trường hợp hoàn trả phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:
Căn cứ theo quy định tại Quyết định số 89/QĐ-VIAC ngày 25/01/2016 của Chủ tịch VIAC, phí trọng tài sẽ được hoàn trả trong một số trường hợp cơ bản sau đây:
– Phí trọng tài sẽ được hoàn trả trong trường hợp rút đơn khởi kiện, hoàn trả trong trường hợp sửa đổi hoặc bổ sung đơn khởi kiện, hoàn trả trong trường hợp rút đơn khởi kiện lại, hoàn trả trong trường hợp sửa đổi hoặc bổ sung đơn khởi kiện lại. Cụ thể như sau:
+ Nếu như các chủ thể nộp đơn khởi kiện, sửa đổi hoặc bổ sung đơn khởi kiện, đơn khởi kiện lại hoặc sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện lại được rút trước khi chủ thể có thẩm quyền đó là hội đồng trọng tài được thành lập trên thực tế, thì VIAC sẽ hoàn trả 70% phí trọng tài;
+ Nếu đơn khởi kiện hoặc sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện, nếu đơn khởi kiện lại hoặc quá trình sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện lại được rút sau khi hội đồng trọng tài được thành lập thì VIAC sẽ hoàn trả 40% phí trọng tài;
+ Nếu như trong trường hợp đơn khởi kiện hoặc sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện, đơn khởi kiện lại hoặc sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện lại được rút sau khi VIAC tiến hành hoạt động gửi giấy triệu tập phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và trước ngày mở phiên họp để giải quyết vụ tranh chấp đó thì VIAC sẽ hoàn trả 20% phí trọng tài.
– Trong trường hợp chủ thể có thẩm quyền đó là hội đồng trọng tài đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp đó suất phát từ thỏa thuận trọng tài không tồn tại hoặc thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận trọng tài không thể được thực hiện trên thực tế thì VIAC sẽ hoàn trả 30% phí trọng tài;
– Trong trường hợp chủ thể có thẩm quyền đó là hội đồng trọng tài đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án cho rằng tranh chấp đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thì VIAC sẽ hoàn trả 20% phí trọng tài. Và bên cạnh đó trong mọi trường hợp, phí trọng tài còn lại sau khi được hoàn trả sẽ không dưới 10.000.000 đồng.
3. Quy định về thẩm quyền ấn định phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Luật trọng tài thương mại năm 2010, thì phí trọng tài sẽ là khoản thu từ việc cung cấp các dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại.
Phí trọng tài sẽ bao gồm: Thù lao chi trả cho trọng tài biên, chi trả cho các khoản chi phí đi lại và chi phí khác của trọng tài viên, chi phí tư vấn của các chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của hội đồng trọng tài, phí hành chính theo quy định của pháp luật, phí chỉ định trọng tài viên vụ việc của trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp, phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi trung tâm trọng tài.
Bên cạnh đó thì pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về thẩm quyền ấn định phí trọng tài. Tùy vào từng trung tâm trọng tài khác nhau mà mất phí trọng tài có thể khác nhau, căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì có thể nói, phí trọng tài sẽ do trung tâm trọng tài ấn định. Và phí trọng tài được ấn định dựa vào nhiều căn cứ khác nhau, trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi trọng tài vụ việc chi phí trọng tài sẽ do hội đồng trọng tài ấn định. Bên cạnh đó thì có thể nói mất phí trọng tài này do bên thua kiện phải chịu, trừ những trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài có quy định khác hoặc hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
– Quyết định số 89/QĐ-VIAC ngày 25/01/2016 của Chủ tịch VIAC.