Mẫu sổ theo dõi giải quyết tranh chấp được thực hiện theo mẫu số 26/TP-TTTM Ban hành kèm theo Thông tư số 12/TT-BTP. Vậy mẫu sổ theo dõi giải quyết tranh chấp (26/TP-TTTM) được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu sổ theo dõi giải quyết tranh chấp (26/TP-TTTM):
Mẫu sổ theo dõi giải quyết tranh chấp được thực hiện theo mẫu số 26/TP-TTTM Ban hành kèm theo Thông tư số 12/TT-BTP ban hành một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại. Mẫu sổ theo dõi giải quyết tranh chấp (26/TP-TTTM) như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Tên Trung tâm trọng tài/Tên Chi nhánh của Trung tâm trọng tài
Tên Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài
SỔ THEO DÕI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUYỂN SỐ:….
Mở ngày….tháng…năm…
SỔ THEO DÕI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
STT | Số hiệu vụ kiện1 | Ngày, giờ nhận đơn kiện | Họ và tên nguyên đơn, bị đơn | Địa chỉ liên lạc của nguyên đơn, bị đơn | Nội dung của vụ tranh chấp | Giá trị tranh chấp | Tranh chấp đang giải quyết | Ngày Tranh chấp đã giải quyết xong | Phí trọng tài dự kiến | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Tính từ ngày 1 tháng 1 năm….đến ngày 31 tháng 12 năm…)
– Tổng số tranh chấp đã thụ lý:…
– Tổng số tranh chấp đang giải quyết:…
– Tổng số tranh chấp đã giải quyết xong: ….
Tỉnh (thành phố), ngày……tháng ….năm…
Đại diện theo pháp luật của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
2. Nguyên tắc ghi biểu mẫu sổ theo dõi giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại:
Căn cứ Điều 6 Thông tư số 12/TT-BTP ban hành một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại quy định về nguyên tắc ghi biểu mẫu sổ, cách thức sử dụng các loại biểu mẫu, lưu trữ các báo cáo, hồ sơ, sổ sách, Điều này quy định nguyên tắc ghi biểu mẫu sổ, cách thức sử dụng các loại biểu mẫu, lưu trữ các báo cáo, hồ sơ, sổ sách như sau:
– Việc sử dụng các loại biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 12/TT-BTP ban hành một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại phải đảm bảo đúng về quy cách, phải ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác các nội dung yêu cầu trong biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại, nghiêm cấm thay đổi nội dung và hình thức của các loại biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại.
– Các loại sổ được mở theo từng năm, trong trường hợp những loại sổ được làm trên máy vi tính thì hàng tháng sẽ phải in ra, có đóng dấu của Tổ chức trọng tài từng trang. Ở cuối sổ có ký tên, đóng dấu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức trọng tài.
– Nội dung ghi phải chính xác; chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không được viết tắt, không tẩy xóa; viết cùng một loại mực. Nội dung cần ghi có thể sẽ được thực hiện qua máy vi tính.
– Sổ phải viết liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống, phải đóng dấu giáp lai từ trang đầu cho đến trang cuối số.
– Số phải được ghi liên tục từ số 01 đến hết năm; trong trường hợp chưa hết năm mà có sử dụng sang sổ khác, thì phải lấy tiếp số thứ tự cuối cùng của sổ trước, không được ghi từ số 01.
– Việc lưu trữ các báo cáo, hồ sơ, sổ sách được thực hiện theo các quy định của pháp luật về lưu trữ.
Theo các quy định trên thì nguyên tắc ghi biểu mẫu sổ theo dõi giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại như sau:
– Việc sử dụng sổ theo dõi giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại phải đảm bảo đúng quy cách, phải ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác các nội dung yêu cầu trong sổ theo dõi giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại, nghiêm cấm thay đổi nội dung và hình thức của mẫu sổ theo dõi giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại.
– Sổ theo dõi giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại được mở theo từng năm, trong trường hợp sổ theo dõi giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại được làm trên máy vi tính thì hàng tháng sẽ phải in ra, có đóng dấu của Tổ chức trọng tài từng trang. Cuối sổ theo dõi giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại có ký tên, đóng dấu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức trọng tài.
– Nội dung ghi trong mẫu sổ theo dõi giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại phải chính xác; chữ viết trong mẫu sổ theo dõi giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại phải rõ ràng, đủ nét, không được viết tắt, không tẩy xóa; viết cùng một loại mực. Nội dung cần ghi có thể được thực hiện qua máy vi tính.
– Sổ theo dõi giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại phải viết liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống, phải thực hiện đóng dấu giáp lai từ trang đầu cho đến trang cuối số. Số phải được ghi liên tục từ số 01 cho đến hết năm; trong trường hợp chưa hết năm mà có sử dụng sang sổ theo dõi giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại khác, thì phải lấy tiếp số thứ tự cuối cùng của sổ theo dõi giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại trước, không được ghi từ số 01.
3. Đối tượng sử dụng mẫu sổ theo dõi giải quyết tranh chấp (26/TP-TTTM):
Căn cứ Điều 2 Thông tư số 12/TT-BTP ban hành một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại quy định về đối tượng sử dụng biểu mẫu, Điều này quy định đối tượng sử dụng biểu mẫu bao gồm:
– Công dân Việt Nam mà có đủ điều kiện là trọng tài viên và làm thủ tục đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài.
– Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được gọi chung là Sở Tư pháp).
– Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Trung tâm trọng tài, Tổ chức trọng tài nước ngoài, các Chi nhánh, Văn phòng đại diện Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thực hiện những thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại tại Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng sử dụng mẫu sổ theo dõi giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại bao gồm có các đối tượng sau:
Thứ nhất: Công dân Việt Nam mà có đủ điều kiện là trọng tài viên và làm thủ tục đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài. Điều kiện là trọng tài viên được quy định tại Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010, Điều này quy định Tiêu chuẩn Trọng tài viên như sau:
– Những người có đủ những tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo các quy định của Bộ luật dân sự;
+ Có trình độ đại học và đã từng qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
+ Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều những kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
– Những người có đủ tiêu chuẩn làm trọng tài viên đã nêu trên nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
+ Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức mà thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
+ Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng người này chưa được xóa án tích.
– Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm những tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định trên đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.
Thứ hai: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được gọi chung là Sở Tư pháp).
Thứ ba: Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Trung tâm trọng tài, Tổ chức trọng tài nước ngoài, các Chi nhánh, Văn phòng đại diện Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thực hiện những thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại tại Việt Nam.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 12/TT-BTP ban hành một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại;
– Luật Trọng tài thương mại 2010.