Để tránh lại sự xâm hại sức khỏe, thân thể của người khác đối với bản thân,... thì chúng ta phải tự vệ. Vậy tự vệ chính đáng là gì? Tự vệ khi bị đánh có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tự vệ?
Tự vệ hay phòng vệ chính đáng là hành vi của con người vì để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà họ sẽ chống trả lại một cách cần thiết đối với người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Đồng thời, cũng theo quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, phòng vệ chính đáng sẽ không được coi là tội phạm và người phòng vệ chính đáng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự bởi hành vi tự vệ của mình. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi chống trả nào cũng được coi là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: Khi đi chơi ở công viên anh Bảo đã bị một nhóm thanh niên vây đánh mình, khi đó anh Bảo đã tự vệ bằng cách đó là đánh lại nhóm thanh niên này để bỏ chạy. Hậu quả để lại đó là các thanh niên trong nhóm này bị thương. Tuy anh Bảo có hành vi đánh các thanh niên nhưng đây được coi là phòng vệ chính đáng vì anh Bảo đang bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (cụ thể trong trường hợp này là bảo vệ tính mạng, sức khỏe của bản thân trước sự xâm hại của nhóm thanh niên) và hành vi của anh Bảo không bị coi là tội phạm.
2. Tự vệ khi bị đánh có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Tự vệ là hành vi bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức khỏi sự xâm phạm sai với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo Bộ luật Hình sự hiện hành thì không phải mọi trường hợp tự vệ đều sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành thì ngoài những hành vi phòng vệ chính đáng thì có những hành vi chống trả được coi là hành vi phòng vệ không chính đáng và phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tại điều 23, 24, 25, 26 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, những trường hợp sau sẽ được coi là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự như:
Thứ nhất là, để tránh những thiệt hại xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác buộc người phòng vệ chính đáng phải gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Thứ hai là, buộc người tự vệ chính đáng phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ để bắt người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác.
Ví dụ: Tên trộm lẻn vào nhà và có các hành vi tấn công, dùng các vũ khí nguy hiểm, có ý định đánh chết để không bị tố giác tội phạm, khiến người phòng vệ bị thương thì hành vi giết trộm có thể được xem là hành vi phòng vệ chính đáng, do đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba là, mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa nhưng vẫn gây ra thiệt hại không tránh khỏi khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ như trong quá trình thử nghiệm thuốc lâm sàng, người thử nghiệm thuốc sẽ phải tuân thủ đúng các quy trình sau:
+ Bước 1: Đăng ký nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng;
+ Bước 2: Phê duyệt nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng bao gồm phê duyệt lần đầu và phê duyệt thay đổi trong quá trình thực hiện thử thuốc trên lâm sàng khi cơ sở thử thuốc trên lâm sàng có thay đổi đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng hoặc bản cung cấp thông tin nghiên cứu và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng;
+ Bước 3: Tổ chức thực hiện thử thuốc trên lâm sàng;
+ Bước 4: Phê duyệt kết quả thử thuốc trên lâm sàng. (Điều 18, Thông tư số 29/2018/TT – BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về thử nghiệm thuốc trên l
Như vậy, người tiến hành thử nghiệm thuốc trên lâm sàng phải tuân thủ các bước thử nghiệm trên thì trong trường hợp có rủi ro thì được xem xét loại trừ trách nhiệm hình sự.
Thứ tư là, trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Nếu như đã thực hiện đầy đủ các quy trình báo cáo với người ra mệnh lệnh, mà người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó mà gây ra thiệt hại thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, hành vi tự vệ khi bị đánh thì tùy theo trường hợp, tình huống xảy ra mà sẽ quyết định người có hành vi tự vệ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.
Chẳng hạn như, A đánh B 2 cái, để tự vệ thì B đã dùng dao đâm chết A. Trong trường hợp này sẽ không được coi là tự vệ chính đáng nữa. Lúc này, B phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi dùng dao đâm chết A.
3. Tự vệ mà gây ra hành vi giết người thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Hiện nay có nhiều trường hợp tự vệ nhưng người tự vệ lại vượt quá giới hạn theo quy định của pháp luật thì việc tự vệ đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, đối với trường hợp giết người hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm, đối với trường hợp phạm tội tự vệ mà gây ra hành vi chết người đối với 02 người trở lên.
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có cấu thành tội phạm như sau:
+ Xét về khách thể: là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người.
+ Xét về mặt khách quan: hành vi khách quan của tội phạm là giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Người phạm tội lựa chọn thực hiện để ngăn chặn hành vi tấn công, bảo vệ lợi ích hợp pháp đang bị xâm hại. Trong trường hợp này, hành vi giết người để phòng vệ là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết để thực hiện quyền phòng vệ chính đáng.
+ Xét về mặt chủ quan: người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
+ Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 trở lên.
4. Tự vệ do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì bị phạt như thế nào?
Trong quá trình tự vệ, chúng ta sẽ không tránh khỏi việc tự vệ vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Do đó, Bộ Luật Hình sự đã quy định cụ thể đối với trường hợp này như sau:
Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Trong trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Ngoài ra tùy theo tình tiết tăng nặng có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.