Gây thiệt hại trong tình trạng vượt quá tình thế cấp thiết nằm trong trường hợp được loại trừ trách nhiệm bồi thường. Vậy, cá nhân có bị xử phạt khi vượt quá tình thế cấp thiết không?
Mục lục bài viết
1. Tình thế cấp thiết được hiểu như thế nào?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định quan trọng được ghi nhận trong Bộ luật dân sự. Việc ghi nhận các nội dung liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa quan trọng để bảo đảm được sự công bằng mà pháp luật muốn bảo vệ và hướng tới. Với nguyên tắc chung, khi một cá nhân có hành vi gây thiệt hại thì bắt buộc phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình gây nên vào bồi thường cho người bị hại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hành vi gây thiệt hại được pháp luật cho phép thì chủ thể gây thiệt hại sẽ được loại trừ trách nhiệm bồi thường. Còn trong trường hợp gây thiệt hại vượt quá tình thế cấp thiết thì sẽ không được loại trừ trách nhiệm bồi thường.
Tình thế cấp thiết được Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể tại Điều 171 với các nội dung như sau:
Khi xét đến tình thế cấp thiết thì phải xem xét đến hoàn cảnh của người này vì muốn tránh nguy cơ đang trực tiếp đe dọa lợi ích công cộng, quyền lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn lựa chọn nào khác phải có hành động gây một thiệt hại dẫn đến thiệt hại nhỏ hơn về thiệt hại cần ngăn chặn.
Nếu một cá nhân thực hiện hành vi nằm trong giới hạn tình thế cấp thiết được quy định tại Điều 595 Bộ luật dân sự 2015 thì chủ thể sẽ được loại trừ trách nhiệm bồi thường. Theo đó, cá nhân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì mới được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết:
– Thứ nhất: khi thực hiện hành vi gây thiệt hại thì phải chắc chắn trên thực tế tồn tại nguy cơ đe dọa cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Nguyên nhân dẫn đến sự nguy hiểm đối với lợi ích được pháp luật bảo vệ là do hành vi nguy hiểm của một cá nhân, hoặc do sự tác động từ thiên nhiên như lũ lụt, động đất, cháy nổ,.. Đặc biệt, tồn tại nguy cơ đe dọa gây thiệt hại nhưng thiệt hại trên thực tế là chưa xảy ra.
Chính vì vậy, bản thân người gây thiệt hại trước khi tiến hành thực hiện hành vi sẽ phải cân nhắc kỹ về nguy cơ này. Nguy hiểm này đang đe dọa gây ra thiệt hại và sự nguy hiểm đe dọa ngay tức khắc thì mới được coi là trong trường hợp tình thế cấp thiết.
Đối với trường hợp sự đe dọa vẫn chưa có khả năng xảy ra nhưng đã thực hiện một hành động để gây thiệt hại thì không thể được xác định là gây thiệt hại trong tế thế cấp thiết điều này nó phụ thuộc quan trọng và khả năng suy đoán chủ quan của người gây thiệt hại và căn cứ vào trên thực tế để nhận định tình hình.
– Thứ hai: Khi xem xét một hành vi được xác định là tình thế cấp thiết thì phải nhận thấy rằng sự đe dọa, thiệt hại trong tình thế này phải có thật đang xảy ra và chưa kết thúc. Phải chắc chắn được rằng, nếu không có hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra.
Đây được coi là mối quan hệ nhân quả giữa sự nguy hiểm với lợi ích cần bảo vệ. Nguy hiểm có thể chỉ đang đe dọa đến các lợi ích cần bảo vệ nhưng nó phải có khả năng gây ra thiệt hại trong tương lai nếu không có sự can thiệp từ một hành vi nhất định. Và người gây ra thiệt hại không thể lựa chọn một cách nào khác để cứu được lợi ích của Nhà nước, tổ chức lợi ích chính đáng của cá nhân;
– Thứ ba, việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là biện pháp bất đắc dĩ phải thực hiện ngay trong hoàn cảnh đó nên mới dẫn đến thiệt hại. Như đã phân tích ở trên, bản thân người gây thiệt hại trước khi đưa ra quyết định phải có sự xem xét, cân nhắc lựa chọn hướng giải quyết cụ thể nhưng sau quá trình phân tích cũng không thể tìm được hướng giải quyết nào ổn thỏa nhất, hoặc để không thể có cách nào tránh hoàn toàn những thiệt hại mà rủi ro đó có thể đem lại.
– Thứ tư: khi lựa chọn biện pháp gây thiệt hại để bảo vệ lợi ích chung thì thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Điều này yêu cầu các cá nhân khi lựa chọn hành vi gây thiệt hại phải cân nhắc thật kỹ
2. Có bị xử phạt khi vượt quá tình thế cấp thiết?
Theo những nội dung đã phân tích thì việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự. Còn trong trường hợp nếu không đảm bảo đủ một trong ba điều kiện đã nêu trên thì hành vi gây thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Khoản 1 Điều 595 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó, một hành vi dẫn đến thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì cá nhân nào trực tiếp gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường và thiệt hại đã xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cần thiết cho người bị thiệt hại. Chủ thể gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá phần lợi ích cần hi sinh để bảo vệ phần lợi ích lớn hơn. Phần lợi ích cần hi sinh nằm trong trách nhiệm bồi thường của chủ thể đã gây ra tình thế cấp thiết.
Để đảm bảo được sự công bằng thì quá trình định lượng so sánh thiệt hại nào lớn hơn và thiệt hại nào nhỏ hơn cần diễn ra một cách chính xác. Điều này không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của các cá nhân, tổ chức có tài sản bị thiệt hại cũng đảm bảo được sự công bằng đối với người có hành vi thực hiện tình thế cấp thiết nhưng vượt quá. Bởi vì mục đích ban đầu của cá nhân thực hiện hành vi này cũng mong muốn khắc phục và hạn chế được những thiệt hại cho lợi ích chung của nhà nước tổ chức và cá nhân.
Như vậy, cá nhân khi thực hiện hành vi vượt quá tình thế cấp thiết mà gây thiệt hại cho đối tượng khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường với phần gây thiệt hại vượt quá hành vi được xác định là cấp thiết. Không có quy định cụ thể về việc xử phạt hành vi do vượt quá tình thế cấp thiết gây ra.
3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Nếu có căn cứ cho rằng hành vi vượt quá tình thế cấp thiết gây ra thiệt hại thì cá nhân thực hiện hành vi này phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và cần tuân thủ theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Quá trình xem xét thiệt hại trên thực tế thì việc bồi thường phải diễn ra toàn bộ và kịp thời. Liên quan đến mức bồi thường hình thức bồi thường thì các bên có thể tự thỏa thuận với nhau và có thể sử dụng bằng tiền bằng hiện vật hoặc thực hiện một số công việc nhất định để thay thế nghĩa vụ; Ngoài ra phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần cũng được pháp luật tôn trọng để các bên tự cảm thấy trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Mức bồi thường có thể được giảm nếu người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt là quá lớn so với khả năng kinh tế mà người này có thể bồi thường;
– Xét trên thực tế Khi mức bồi thường không còn phù hợp thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có thể yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét để thay đổi mức bồi thường phù hợp hơn;
– Đối với trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi nhất định trong việc gây thiệt hại thì sẽ không được bồi thường và thiệt hại do lỗi mà người này gây nên;
– Ngoài ra, liên quan đến quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại còn phải được xem xét nếu bên có quyền lợi ích bị xâm phạm đã có hành vi áp dụng các biện pháp cần thiết hợp lý để ngăn chặn hạn chế đến hãy cho mình nhưng vẫn không thể ngăn chặn được làm giảm bớt mức độ thiệt hại.
Văn bản pháp luật được sử dụng: Bộ luật Dân sự năm 2015.