Hiện nay, nhiều người dân vẫn chưa rõ về thời gian được đến người bị tạm giam, tạm giữ là bao nhiêu lâu. Hôm nay Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc về nội dung người bị tạm giam được gặp thân nhân bao nhiêu lần?
Mục lục bài viết
1. Người bị tạm giam được gặp thân nhân bao nhiêu lần?
Chào Luật sư, tôi là Hương hiện đang làm việc và công tác ở Sóc Trăng. Con trai tôi hiện nay 19 tuổi, bị cơ quan điều tra bắt để điều tra trong một lần tổ chức đua xe trái phép và gây rốt tật tự công cộng. Nhà trôi chỉ có một người con nên ông bà và cả bố mẹ đều rất nhớ con và muốn gặp con thường xuyên để vơi đi nổi nhớ con. Vậy tôi có được đến trại tạm giam gặp con thường xuyên được không? Tôi xin cảm ơn, rất mong Luật sư có thể giải đạp giúp tôi, tôi xin cảm ơn Luật sư rất nhiều:
Chào bạn, với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn liên quan đến câu hỏi của bạn. Chúng tôi gửi bạn câu trả lời sau đây:
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định về thời gian được thăm người bị tạm giữ tạm giam như sau:
– Người bị tạm giữ sẽ được gặp thân nhân của mình một lần trong thời gian tạm giữ và một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam sẽ được gặp thân nhân của mình một lần trong một tháng; đối với trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án. Thời gian cho mỗi lần gặp sẽ không được quá một giờ.
– Người đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam sẽ phải xuất trình giấy tờ tùy thân, vad các giấy tờ liên quan để xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát và theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;
+ Người đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; và phải tuân thủ chặt chẽ về quy định đối với việc thăm gặp; trong trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì cần phải phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.
+ Thủ trưởng cơ sở giam giữ sẽ có quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; và sẽ thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng. Tuy nhiên nếu trường hợp có lý do chính đáng gia đình của người tậm giam tạm giữ vẫn có thể xin phép cơ quan đang thụ lý vụ án của con bạn để được thăm gặp con nhiều hơn.
Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp, việc gia đình bạn muốn gặp con thường xuyên sẽ không được. Đối với trường hợp gia đình bạn có lý do để xin được gặp con nhiều hơn số lần đã được quy định thì phải có lý do chính đáng và phải được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án của con bạn.
2. Người bị tạm giam sẽ được gặp những ai?
Căn cứ theo qjuy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về những người mà người bị tạm giam có thể gặp như sau:
-Người bị tạm giam, tạm giữ sẽ được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
– Người bị tạm giam, tạm giữ sẽ được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự.
Trong đó theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định thì thân nhân của người bị tạm giam gồm những người sau đây:
Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam đó là người có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân với họ như: ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.
3. Cần đem giấy tờ gì để gặp người bị tạm giữ, tạm giam?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam quy định như sau:
-Người đến thăm gặp người bị tạm giam, người bị tạm giữ phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ.
Cụ thể, khi đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam thì người thân của những người này phải xuất trình một trong các loại giấy tờ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA như sau:
– Giấy chứng minh nhân dân,căn cước công dân, hộ chiếu, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, đối với người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh;
– Những giấy tờ để xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Trong trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì cần phải làm đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền;
– Đối với trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp cần phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì nếu không có một trong các loại giấy tờ trên thì sẽ không được thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam.
4. Trường hợp nào người bị tạm giam không được gặp người thân của mình?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:
Thủ trưởng của cơ sở giam giữ sẽ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây và cần phải nêu rõ lý do:
– Thân nhân của người bị tạm giam tạm giữ không tiến hành xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án đã có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết về vụ án; người bào chữa không tiến ahfnh xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
– Trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo và bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;
– Trong trường hợp hiện đang có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;
– Khi cấp cứu đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
– Khi người bị tạm giam, bị tạm giữ đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được sự đồng ý thăm gặp; đối với trường hợp này, thì người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;
– Người đến thăm gặp người tạm giam, tạm giữ cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam hiện đang bị kỷ luật căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.
Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp quy định trên đây thì người bị tam giam sẽ không được gặp người thân của mình. Do đó, bạn cần lưu ý để việc thăm gặp chồng mình được thực hiện theo đúng quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015;
– Thông tư 34/2017/TT-BCA Quy định việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu.