Bản vẽ thiết kế thi công là một trong những bộ phận quan trong đi kèm với hợp đồng thi công xây dựng công trình. Vậy có bắt buộc ký, đóng dấu bản vẽ trước khi thi công không?
Mục lục bài viết
1. Có bắt buộc ký, đóng dấu bản vẽ trước khi thi công không?
Trước đây, theo quy định của Thông tư số 13/2013/TT-BXD quy định các thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được ủy quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt vào từng bản vẽ trước khi đưa ra thi công (bảo gồm cả trường hợp thiết kế một bước sau khi đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt).
Hiện nay, Luật xây dựng đã được sửa đổi, bổ sung có sự điều chỉnh về quy định trên. Căn cứ khoản 7 Điều 15 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi điểm a Khoản 7 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP) quy định về việc đóng dấu, lưu trữ hồ sơ như sau:
– Hồ sơ trình thẩm định sau khi được hoàn thiện, chỉnh sửa được cơ quan có chuyên môn và thẩm quyền kiểm tra, đóng dấu xác nhận nội dung đã được thẩm định trên các bản vẽ thiết kế xây dựng có liên quan.
– Các bản vẽ đã đóng dấu thẩm định được giao lại cho người đề nghị thẩm định.
– Người đề nghị thẩm định có trách nhiệm lưu trữ bản vẽ theo quy định.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đã đóng dấu thẩm định, người đề nghị thẩm định có trách nhiệm nộp bản chụp (định dạng .PDF) tài liệu Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng đã đóng dấu thẩm định cho cơ quan chuyên môn về xây dựng.
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu người đề nghị thẩm định nộp bổ sung 01 bộ bản vẽ để đóng dấu lưu trữ nếu như không thực hiện được việc lưu trữ theo bản định dạng .PDF.
Xét về mặt hình thức, quy cách bản vẽ thiết kế trước khi trình thẩm định, người đề nghị thẩm định sẽ có trách nhiệm kiểm tra và đóng dấu xác nhận (không quy định về mẫu dấu, đa phần đóng “dấu treo” hoặc giáp lai).
Sau khi có cơ quan thẩm định thông báo kết quả thẩm định, người đề nghị thẩm định giải trình, chỉnh sửa, hoàn thiện, đóng dấu xác nhận lại và trình cơ quan thẩm định kiểm tra, đóng dấu thẩm định trên một (01) bộ hồ sơ.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy sẽ không bắt buộc phải đóng dấu thiết kế bản vẽ thi công đã phê duyệt.
2. Quy cách đối với hồ sơ thiết kế xây dựng công trình, bản vẽ thi công:
Hiện nay, hồ sơ thiết kế xây dựng sẽ được lập cho từng công trình gồm bản thuyết minh thiết kế, bản tính, bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình, các chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu có.
Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Điều 33 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Cụ thể như sau:
– Phần thuyết minh thiết kế cơ sở:
+ Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng và phương án thiết kế, trong đó có vị trí và quy mô xây dựng của các hạng mục công trình.
+ Xây dựng phương án kiến trúc đối với các công trình có yêu cầu kiến trúc.
+ Xây dựng phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật cũng như hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình.
+ Xây dựng các phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy – chữa cháy theo quy định của pháp luật.
– Về bản vẽ thi công: Kích cỡ, tỷ lệ, khung tên của bản vẽ thiết kế được thể hiện theo đúng quy chuẩn được áp dụng trong hoạt động xây dựng.
Trong khung tên từng bản vẽ sẽ phải có tên, chữ ký của người thiết kế trực tiếp, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế.
Sau đó, trong trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng là tổ chức, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế xây dựng sẽ phải xác nhận vào hồ sơ và tiến hành đóng dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng.
+ Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế xây dựng, dự toán sẽ phải được đóng thành tập hồ sơ theo một khuôn khổ được thống nhất, đánh số thứ tự cũng như ký hiệu, lập danh mục và phải được bảo quản lâu dài.
– Về chỉ dẫn kỹ thuật:
+ Đây được coi là cơ sở để thực hiện việc giám sát thi công công trình xây dựng, thi công và nghiệm thu các công trình xây dựng.
Nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê để xây dựng và lập thiết kế xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật được coi là một trong những thành phần có trong hồ sơ mời thầu thi công xây dựng với mục đích để làm cơ sở quản lý thi công công trình xây dựng, giám sát quá trình thi công xây dựng cũng như nghiệm thu công trình.
+ Chỉ dẫn kỹ thuật sẽ phải bảo đảm phù hợp và đáp ứng với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho các công trình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng.
+ Trường hợp đối với các công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II sẽ được lập riêng chỉ dẫn thiết kế do chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác thực hiện.
Chỉ dẫn kỹ thuật còn có thể được lập riêng hoặc được quy định trong thuyết minh về thiết kế đối với các công trình còn lại.
– Hồ sơ thiết kế xây dựng được lập tương ứng với từng bước thiết kế xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng.
3. Khi thiết kế xây dựng cần lưu ý nội dung gì?
– Khi thiết kế xây dựng đảm bảo phải tuân thủ các yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế đưa ra, đảm bảo phù hợp với nội dung của các dự án đầu tư xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hóa – xã hội tại khu vực xây dựng.
– Thiết kế xây dựng đảm bảo nội dung phải tuân thủ theo yêu cầu của từng bước thiết kế.
– Tuân thủ các tiêu chuẩn được áp dụng, các quy chuẩn kỹ thuật về việc sử dụng vật liệu xây dựng, nếu có công nghệ áp dụng thì phải đáp ứng các yêu cầu về công năng sử dụng.
– Khi xây dựng thiết kế cũng phải tính toán đến việc bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.
– Về mặt chi phí xây dựng: tính toán và có giải pháp thiết kế phù hợp với chi phí xây dựng hợp lý.
Từng công trình với các công trình liên quan phải có sự đồng bộ, bảo đảm đầy đủ các tiện nghi trong sinh hoạt chung, vệ sinh cũng như đáp ứng đủ sức khỏe cho người sử dụng công trình; khi xây dựng công trình thiết kế làm sao để cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em sử dụng công trình.
– Thiết kế xây dựng cũng nền tính toán đến những lợi thế và hạn chế của điều kiện tự nhiên có tác động gì đến công trình hay không. Ưu tiên sử dụng những vật liệu tại chỗ, những vật liệu không gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe của con người.
– Tiến hành thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng (ngoại trừ trường hợp thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ).
Đơn vị có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở phụ thuộc vào đơn vị chủ trì và loại hình dự án xây dựng.
+ Đối với những dự án đầu tư xây dựng sẽ phụ thuộc vào từng loại công trình xây dựng sẽ có các cơ quan chủ trì là đơn vị có quyền thẩm định, đánh giá thiết kế.
+ Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình giao thông đô thị: do Bộ Xây dựng thẩm định.
+ Đối với công trình nhà máy điện, hầm mỏ, dầu khí… thẩm quyền thẩm định sẽ do Bộ Công Thương.
– Đối với từng loại, cấp công trình và công việc đảm nhiệm cần phải lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng có đủ điều kiện năng lực đáp ứng phù hợp.
– Trường hợp đối với nhà ở riêng lẻ, thiết kế xây dựng phải đảm bảo tuân thủ điều kiện:
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật Xây dựng sửa đổi 2020 số 62/2020/QH14 mới nhất
Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.