Trong nhiều trường hợp, vợ chồng do không muốn tiếp tục duy trì đời sống hôn nhân nên đã đưa ra quyết định ly hôn, nhưng lại bị tòa án bác đơn ly hôn với nhận định rằng nguyên nhân chưa chính đáng và phù hợp. Vậy, trường hợp nào sẽ bị tòa án nhân dân bác đơn yêu cầu ly hôn?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp nào Tòa án nhân dân bác đơn yêu cầu ly hôn?
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên. Cụ thể như sau:
– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà tiến hành hòa giải tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên nhưng không thành công, thì tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu xét thấy cặp vợ chồng đó đầy đủ căn cứ về việc một bên hoặc các bên có hành vi bạo lực gia đình trái quy định của pháp luật hoặc thực hiện các hành vi khác vi phạm nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng làm cho cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng mâu thuẫn trầm trọng, tình cảm và đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không thể đạt được;
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích có yêu cầu ly hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tòa án phải giải quyết cho ly hôn;
– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết cho ly hôn nếu xét thấy có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng hoặc sức khỏe và tinh thần của đối phương.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, cụ thể như sau:
– Vợ hoặc chồng hoặc cả hai bên vợ chồng đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn theo nguyện vọng của bản thân hoặc theo thỏa thuận của các bên;
– Cha mẹ hoặc người thân thích của các bên vợ chồng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thủ tục giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật, khi một bên vợ chồng mắc các chứng bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác dẫn đến khả năng không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Đồng thời thì đó được xem là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình do chính người vợ và người chồng của mình gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe hoặc tinh thần của họ;
– Chồng sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp người vợ đang được xác định là có thai, người vợ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy có thể nói, trong những trường hợp sau đây thì tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ bác đơn yêu cầu ly hôn:
– Không có căn cứ về việc vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc các bên có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng làm cho cuộc sống hôn nhân rơi vào tình trạng mâu thuẫn kéo dài, mức độ mâu thuẫn lên đến trầm trọng và đời sống chung không thể tiếp tục, mục đích hôn nhân tự nguyện và tiến bộ không thể đạt được;
– Không có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng hoặc sức khỏe và tinh thần của đối phương, trong trường hợp cha mẹ hoặc người thân thích của họ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như đã phân tích ở trên;
– Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp người vợ đang có thai, người vợ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Bị tòa án bác đơn ly hôn thì khi nào được nộp đơn lại?
Các quy định của pháp luật hiện nay được ghi nhận trong Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không có bất cứ một điều luật nào quy định cụ thể về thời gian nộp đơn ly hôn sau khi bị tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn trước đó. Tuy nhiên có thể căn cứ vào tham khảo quy định tại Mục 10 của Nghị quyết số
Theo đó có thể nói, trong trường hợp một bên yêu cầu ly hôn đơn phương và nộp đơn ra tòa án tuy nhiên đã bị tòa án nhân dân có thẩm quyền bác đơn vì một trong những những căn cứ nêu trên, thì thời gian nộp lại đơn ly hôn khác sẽ được xác định là sau 01 năm kể từ ngày bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp lý. Mục đích của quy định này là nhằm tạo ra một khoảng thời gian hợp lý và tạo điều kiện cho các bên vợ chồng có thể hòa giải, xem xét và suy nghĩ lại quyết định ly hôn của mình sao cho hợp lý.
3. Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về các trường hợp tòa án trả lại đơn khởi, cụ thể như sau:
– Người khởi kiện không có quyền khởi kiện căn cứ theo quy định tại Điều 186 Bộ luật dân sự năm 2015 và người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật;
– Người khởi kiện chưa có đủ điều kiện để khởi kiện theo quy định của pháp luật, tức là người khởi kiện đó chưa có đủ điều kiện để khởi kiện trong trường hợp pháp luật có quy định những điều kiện khởi kiện nhất định, tuy nhiên trong quá trình khởi kiện vẫn còn thiếu một trong những điều kiện đó;
– Sự việc đã được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con hoặc thay đổi mức cấp dưỡng, thay đổi mức bồi thường thiệt hại sao cho phù hợp với thực tế, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản và thay đổi người quản lý di sản theo quy định của pháp luật, thay đổi người giám hộ khi có căn cứ và vụ án đòi tài sản, những vụ án đòi tài sản cho thuê hoặc cho mượn hoặc đòi nhà, những vụ án đòi quyền sử dụng đất cho thuê hoặc cho mượn hoặc cho ở nhờ mà tòa án vẫn chưa chấp nhận yêu cầu, theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
– Hết thời hạn theo quy định của pháp luật căn cứ tại Điều 195 của Bộ luật tố tụng dân sự mà người khởi kiện vẫn không nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật, trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan và các sự kiện bất khả kháng khác;
– Những vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án;
– Người khởi kiện không sửa đổi hoặc bổ sung đơn yêu cầu khởi kiện theo yêu cầu của thẩm phán;
– Người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện.
Như vậy có thể nói, trường hợp tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn sẽ không thuộc trường hợp phải trả lại đơn khởi kiện căn cứ theo quy định tại Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.