Chứng minh tài sản riêng của vợ chồng trong quá trình ly hôn là việc cần thiết phải làm để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên. Vậy cách chứng minh tài sản riêng khi ly hôn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cách chứng minh tài sản riêng khi ly hôn như thế nào?
Pháp luật hiện nay có quy định về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vấn đề này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân của mỗi gia đình. Và việc tranh chấp tài sản trong thời kỳ hôn nhân là điều không còn hiếm gặp. Tuy nhiên để xác định rõ tài sản nào là tài sản riêng vào tài sản nào là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì không phải là điều dễ dàng. Vì vậy để có thể xác định được tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng cần phải chứng minh đó là tài sản riêng của mình dựa vào nhiều cơ sở khác nhau. Bởi căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định, trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp trên thực tế là tài sản riêng của mỗi bên, thì tài sản đó phải được coi là tài sản chung. Vì vậy có thể nói, nếu các bên vợ chồng không có thỏa thuận khác và tài sản không được tạo lập từ tài sản riêng thì đều sẽ được coi là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Và để được coi là tài sản riêng thì người vợ hoặc người chồng phải có bằng chứng để chứng minh rằng tài sản đó được tặng cho riêng hoặc được nhận thừa kế riêng hoặc mua được thông qua thu nhập cá nhân. Căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, có thể chứng minh tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn dựa trên các cách sau:
Thứ nhất, dựa trên thời điểm xác lập tài sản. Thời điểm xác lập tài sản đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi tài sản được tạo lập trước thời điểm kết hôn sẽ được coi là tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng, trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận nhập tài sản riêng thành tài sản chung. Còn tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng, trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Để có thể chứng minh tài sản riêng của mỗi bên trong quá trình ly hôn, các bên cần phải có chứng cứ để chứng minh tài sản đó là tài sản riêng. Cụ thể như sau:
– Đối với tài sản có trước thời kỳ hôn nhân: Hợp đồng mua bán tài sản, hóa đơn chứng từ chứng minh về việc mua bán và chuyển nhượng tài sản, giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản …;
– Đối với những loại tài sản được thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng: Văn bản chứng minh quyền thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật, hợp đồng tặng cho và các giấy tờ chứng minh hoàn tất quá trình tặng cho đó,
– Ngoài ra, chứng minh đó là tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn còn phải dựa vào căn cứ như: Đó là quyền tài sản đối với đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, là tài sản mà hai vợ chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các khoản trợ cấp và các khoản yêu đãi mà vợ chồng được hưởng theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng, các loại quyền tài sản gắn liền với nhân thân của hai vợ chồng.
Thứ hai, chứng minh tài sản riêng của hai vợ chồng khi ly hôn có thể dựa vào nguồn gốc của tài sản. Nếu tài sản đó được mua bằng tiền thì tiền đó phải có nguồn gốc từ đâu? Tiền đó là tiền riêng hay tiền được lấy từ tài sản chung của hai vợ chồng? Có các loại giấy tờ chứng minh đó là tài sản riêng hay tài sản chung của hai vợ chồng hay không?
Vì vậy có thể nói, tùy vào từng trường hợp khác nhau mà vợ chồng có thể dựa vào các căn cứ khác nhau để yêu cầu chia tài sản chung hoặc xác định tài sản riêng khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Làm sao khi không đủ chứng cứ chứng minh tài sản riêng khi ly hôn?
Trong quá trình ly hôn, căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Lần hôn nhân gia đình năm 2014 thì nếu như hai vợ chồng không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên, thì theo quy định của pháp luật hiện nay tài sản đó mặc nhiên sẽ được coi là tài sản chung. Vì vậy các bên cần phải xác định tài sản riêng và có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp dựa vào các căn cứ nêu trên. Tuy nhiên không phải trường hợp nào thì các bên cũng có thể chứng minh đó là tài sản riêng của mình, nhiều trường hợp các cặp vợ chồng trong thời kỳ chung sống với nhau không hề nghi ngờ điều gì, vì vậy cũng không có sự chuẩn bị đến giai đoạn này. Do đó mặc dù tài sản do một bên vợ hoặc một bên chồng bỏ tiền cá nhân ra mua nhưng cũng không thể chứng minh được. Trong trường hợp không đủ chứng cứ để chứng minh đó là tài sản riêng trong quá trình ly hôn thì bên yêu cầu có thể tự mình thu thập tài liệu chứng cứ bằng những biện pháp sau:
– Thu thập tài liệu đọc được hoặc nghe được hoặc nhìn được, thu thập các thông điệp dữ liệu điện tử;
– Thu thập vật chứng và tìm kiếm người làm chứng sau đó lấy lời xác nhận của người làm chứng đó;
– Yêu cầu cơ quan tổ chức và các cá nhân cho phép tiến hành hoạt động sao chép hoặc cung cấp những tài liệu cần thiết có liên quan để giải quyết vụ việc mà cơ quan và cá nhân đó đang lưu giữ hoặc đang quản lý;
– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành hoạt động chứng thực chữ ký của những người làm chứng;
– Yêu cầu tòa án thu thập và tìm kiếm thêm tài liệu chứng cứ để hỗ trợ đương sự trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được thêm tài liệu chứng cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình;
– Yêu cầu tòa án ra quyết định trưng cầu giám định hoặc định giá tài sản;
– Yêu cầu cơ quan tổ chức hoặc cá nhân thực hiện các công việc khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Vậy nên, có thể nói, cách tốt nhất để rõ ràng trong vấn đề tài sản nào là tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng nên có thỏa thuận rõ ràng với nhau để giải quyết ổn thỏa.
3. Tài sản riêng của vợ chồng bao gồm những tài sản nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng sẽ bao gồm các loại tài sản sau:
– Tài sản mà mỗi người có được trước thời kỳ hôn nhân theo quy định của pháp luật;
– Tài sản có được thông qua hoạt động nhận thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
– Tài sản được chia riêng cho vợ hoặc chia riêng cho chồng căn cứ theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 và Điều 40 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014;
– Tài sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của hai vợ chồng;
– Các loại tài sản khác theo quy định của pháp luật được xác định thuộc sở hữu riêng của vợ chồng;
– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng thì cũng sẽ được coi là tài sản riêng của người đó;
– Hoa lợi và lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật Hôn nhân đình năm 2014 cũng sẽ được coi là tài sản chung.
Như vậy có thể nói, việc xác định tài sản nào là tài sản chung và tài sản nào là tài sản riêng cần phải dựa vào nguồn gốc hình thành và dựa vào nhiều căn cứ khác nhau. Nếu như không có thỏa thuận khác thì các bên cần phải tự thu thập bằng chứng và chứng cứ để chứng minh đó là tài sản riêng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Dân sự năm 2015.