Quyền nuôi con là một trong quyền thường được yêu cầu giải quyết song song với việc giải quyết ly hôn của vợ chồng. Vậy, con 7 tuổi có quyền lựa chọn ở với bố hoặc với mẹ không?
Mục lục bài viết
1. Con 7 tuổi có quyền lựa chọn ở với bố hoặc với mẹ không?
Hiện nay, khi cuộc sống hôn nhân rơi vào bế tắc, không tìm được sự đồng nhất trong lối sống và quan điểm chung thì các cá nhân sẽ lựa chọn chấm dứt mối quan hệ này. Cá nhân yêu cầu ly hôn không chỉ chấm dứt mối quan hệ hôn nhân giữa hai người mà còn liên quan đến giành quyền nuôi con hoặc phân chia tài sản công nợ chung. Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình thì quyền nuôi con sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của người con. Tác giả bài viết sẽ đưa ra một số nội dung liên quan đến việc nuôi con phụ thuộc vào độ tuổi của con như sau:
– Xét đến trường hợp con dưới 3 tuổi: Đối chiếu đến quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã quy định, đối với trẻ dưới 3 tuổi thì người mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con; trường hợp duy nhất người mẹ sẽ không được trao quyền này khi không có đủ những điều kiện cơ bản để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con một cách lành mạnh; trong vấn đề giải quyết người nào thực hiện nuôi con thì cha mẹ có thể thỏa thuận về việc nuôi dưỡng phù hợp với lợi ích của con;
– Đối với trường hợp con có độ tuổi từ 3 tuổi nhưng dưới 7 tuổi: thì quyền nuôi con sẽ được Tòa án xem xét, căn cứ vào điều kiện của cha mẹ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho trẻ. Điều kiện được đề cập ở đây liên quan đến về kinh tế, điều kiện về mặt tinh thần, sự phát triển toàn diện cho trẻ;
– Đối với trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên thì pháp luật cũng đã ghi nhận rõ ngoài việc xem xét điều kiện của cha mẹ thì Tòa án sẽ xem xét cả nguyện vọng của con. Tôn trọng mong muốn của con ở cùng với cha hoặc mẹ tạo sự thoải mái, phù hợp nhất cho trẻ.
Theo ghi nhận nêu trên, vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc người trực tiếp nuôi con nghĩa vụ thực hiện phụ cấp nuôi dưỡng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà con sẽ được giao cho người mẹ để nuôi còn đối với trường hợp con đã trên 7 tuổi thì con hoàn toàn có quyền được lựa chọn hợp với bố hoặc mẹ và Toà án sẽ căn cứ trên yêu cầu này để đưa ra hướng giải quyết.
2. Tòa lấy ý kiến của trẻ 7 tuổi như thế nào?
Cá nhân đang là vợ chồng hợp pháp khi tiến hành ly hôn có rất nhiều những vấn đề cần xoay quanh cần giải quyết. Trong đó phải kể đến liên quan đến tài sản, công nợ chung và đặc biệt liên quan đến quyền nuôi dưỡng con chung. Hiện nay, pháp luật luôn tạo điều kiện để cho vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc người trực tiếp nuôi con; còn trong trường hợp xảy ra tranh chấp không thể dàn xếp được thì sẽ do Tòa án quyết định. Việc lấy ý kiến của trẻ cũng phải tuân thủ theo đúng trình tự để đảm bảo được tinh thần của con. Theo đó, thẩm phán phụ trách phiên tòa giải quyết ly hôn sẽ là người có thẩm quyền lấy kiến của trẻ từ đủ 7 tuổi để trẻ có thể thoải mái lựa chọn người sống chung với trẻ trong thời gian đủ độ tuổi trưởng thành.
Về nguyên tắc, việc lấy ý kiến của trẻ phải đảm bảo sự thân thiện, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và mức độ trưởng thành nhận thức của trẻ trong thời gian cha mẹ giải quyết ly hôn. Pháp luật nghiêm cấm hoàn toàn hành vi hỏi dồn ép hay tác động tâm lý của trẻ mà dẫn đến trẻ đưa ra quyết định không theo mong muốn thật sự; Ngoài ra, Tòa án cũng cần phải đảm bảo các thông tin bí mật cá nhân của trẻ được bảo mật;
Thủ tục lấy ý kiến của trẻ đối vấn đề lựa chọn người nuôi dưỡng là bắt buộc phải diễn ra tại vụ án ly hôn được quy định tại Luật hôn nhân gia đình và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo đó, hình thức lấy ý kiến của con được thực hiện vói các cách sau đây:
+ Địa điểm để diễn ra việc lấy ý kiến của trẻ sẽ được thực hiện tại trụ sở Tòa án có thẩm quyền trước khi đưa xét xử vụ việc ly hôn. Tòa án sẽ có trách nhiệm hướng dẫn cha mẹ để con viết bản tự khai thể hiện rõ nguyện vọng của mình; cuối bạn tự khai sẽ có chữ ký hoặc điềm chỉ của con và của cha mẹ bên ngoài trụ sở Tòa án;
+ Đối với trường hợp khác: Tòa án có thể lấy ý kiến của con bằng văn bản trước đó và sau khi có yêu cầu của một bên đương sự tòa án sẽ triệu tập con để xét lại nguyện vọng của con ngay tại phiên tòa. Quyết định xét nguyện vọng của con ngay tại phiên tòa phải được cân nhắc thật chặt chẽ tránh trường hợp gây ra áp lực về tâm lý cho trẻ. Nếu cần thiết thì hội đồng xét xử sẽ trực tiếp liên lạc với trẻ qua điện thoại để lấy ý kiến ý nguyện của con.
3. Con có được chọn ở với ông bà khi cha mẹ ly hôn?
Như đã biết, tại Khoản 2, Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 đã nêu rõ người trực tiếp nuôi con, người có nghĩa vụ sau khi ly hôn sẽ do các bên thỏa thuận với nhau; trường hợp không thể thỏa thuận được thì cần có sự can thiệp bởi Tòa án. Tòa án sẽ đưa ra quyết định cho con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của trẻ; con đã từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải tôn trọng và xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, khi vợ chồng ly hôn sẽ có hai trường hợp được xảy ra và sẽ có những hướng giải quyết khác nhau, cụ thể:
– Trường hợp 1: vợ chồng thỏa thuận được với nhau thì người con sẽ ở với cha hoặc mẹ theo thỏa thuận ban đầu của hai vợ chồng. Khi thỏa thuận người nuôi dưỡng thì đương nhiên cá nhân sẽ tiến hành phản thận cả những quyền lợi các bên phải thực hiện;
– Trường hợp 2: vợ chồng không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết; trong trường hợp này sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để đưa ra quyết định giao con cho người nuôi dưỡng.
Hiện nay, tình trạng ly hôn diễn ra phổ biến và có nhiều luồng ý kiến được thể hiện thông qua việc giành quyền nuôi con nhưng sẽ để ông bà thực hiện việc chăm sóc và nuôi dưỡng là chính. Bạn đọc cần hiểu rõ các vấn đề xoay quanh việc chăm sóc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn, bởi theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rằng, ông bà sẽ trở thành người giám hộ khi trẻ gặp phải trường hợp dưới đây:
Đối với trường hợp trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên không có người giám hộ theo quy định tại khoản 1 của Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người thực hiện giám hộ hoặc những người này có thể tự thỏa thuận với nhau cử một hoặc một số người khác trong số họ là người giám hộ.
Khi cha mẹ ly hôn, mà không bị Tòa án tuyên bố là hạn chế quyền đối với con, ngoài ra con cũng không có anh ruột, chị ruột để chăm sóc trẻ thì ông bà nội, ông bà ngoại sẽ là người giám hộ hoặc cử một trong những người này là người giám hộ.
Như vậy, hiện nay không hề có quy định cụ thể về việc con có được lựa chọn ở cùng với ông bà khi cha mẹ ly hôn mà chỉ ý quy định con từ 7 tuổi trở lên được chọn ở với cha hoặc mẹ khi cha mẹ ly hôn. Ông bà sẽ ở trong vị thế là người nuôi dưỡng, chăm sóc cháu trong trường hợp duy nhất đó là trẻ cha mẹ trẻ đã chết hoặc cha mẹ bị tuyên bố hạn chế quyền đối với con và không có những người giám hộ đương nhiên là anh ruột hoặc chị ruột.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014.