Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được xem là chính sách quan trọng giúp nâng cao năng lực bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên. Vậy mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như thế nào? Và ai sẽ được chi trả?
Mục lục bài viết
1. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng:
Về bảo vệ môi trường rừng thì pháp luật đã đặt ra nhiều quy định khác nhau nâng cao ý thức của người dân. Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cũng là một trong những hình thức bảo vệ rừng một cách có hiệu quả. Căn cứ theo quy định tại Điều 59 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 83/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp), mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được xác định cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện theo quy định của pháp luật hiện nay là 36 đồng/kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện được dùng để tính mức chi trả dịch vụ môi trường rừng được xác định là các sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện trên thực tế bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện năng được ký kết giữa các bên dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Thêm vào đó, số tiền phải chi trả cho dịch vụ môi trường rừng phải được thực hiện trong kỳ hạn thanh toán, và số tiền này sẽ được xác định bằng sản lượng điện thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán đó (có ký hiệu là kwh) dân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng được tính trên đơn vị 1kwh (theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 36 đồng/kwh).
Thứ hai, mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được áp dụng cho các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch theo quy định của pháp luật hiện nay được ghi nhận là 52 đồng/m3 nước thương phẩm. Tức là sản lượng nước được dùng để tính tiền chi trả cho dịch vụ môi trường rừng sẽ được xác định là sản lượng nước của các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch bán ra thị trường cho người tiêu dùng. Số tiền mà các cơ sở này phải chi trả cho dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán sẽ được xác định dựa trên sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn đó (có ký hiệu là m3) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng được tính trên đơn vị m3 (theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 52 đồng/m3).
Thứ ba, mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước theo quy định của pháp luật hiện nay ghi nhận là 50 đồng/m3. Khối lượng nước dùng để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ được xác định là khối lượng nước của các cơ sở sản xuất công nghiệp đã sử dụng trên thực tế, khối lượng nước này sẽ được tính theo đồng hồ đo nước, hoặc được tính theo lượng nước mà các cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng, hoặc được tính theo chứng từ mua bán giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp với các đơn vị kinh doanh nước ký kết dưới hình thức văn bản. Số tiền phải chi trả cho dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán sẽ được xác định dựa trên khối lượng nước (ký hiệu là m3) do cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng trên thực tế, nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng được tính trên đơn vị 1m3 (theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 50 đồng/m3).
Thứ tư, mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng và các khu vui chơi giải trí căn cứ theo quy định tại Điều 63 của Luật lâm nghiệp năm 2017 sẽ được xác định tối thiểu bằng 1% trên tổng doanh thu của kỳ thanh toán. Mức chi trả cụ thể sẽ được dựa trên điều kiện thực tiễn và cơ sở thực tiễn do bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận với nhau.
Thứ năm, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các doanh nghiệp trong quá trình nuôi trồng thủy sản, hoặc các doanh nghiệp có hoạt động liên kết với hộ gia đình và cá nhân nuôi trồng thuỷ sản được căn cứ theo quy định tại Điều 63 của Luật lâm nghiệp năm 2017 được xác định tối thiểu bằng 1% trên tổng doanh thu trong kỳ thanh toán. Mức chi trả cụ thể sẽ được dựa trên cơ sở và điều kiện thực tiễn do bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận với nhau.
2. Ai được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 83/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp), các đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
– Các cơ sở sản xuất thủy điện sẽ phải có nghĩa vụ chi trả tiền dịch vụ bảo vệ môi trường đất, hạn chế và bảo vệ tình trạng xói mòn, hạn chế tình trạng bồi lắng từ lòng hồ/lòng sông/lòng suối, tiến hành hoạt động điều tiết và duy trì nguồn nước do các cơ sở sản xuất thủy điện gây ra;
– Các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải có nghĩa vụ chi trả tiền dịch vụ môi trường trong quá trình điều tiết và duy chỉ mua nước do sản xuất nước sạch gây ra;
– Cơ sở sản xuất công nghiệp căn cứ theo quy định tại Điều 63 của Luật lâm nghiệp năm 2017 có sử dụng nguồn nước phục vụ cho quá trình sản xuất công nghiệp của cơ sở đó, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc ngành nghề được phép kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật;
– Các tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ sinh thái, các tổ chức kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng và giải trí căn cứ theo quy định tại Điều 63 của Luật lâm nghiệp năm 2017 thực hiện chi trả trực tiếp theo quy định của pháp luật bao gồm, chi trả cho các hoạt động dịch vụ lữ hành và vận tải hành khách du lịch, dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm vào thể thao, vui chơi giải trí và chăm sóc sức khỏe phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ tham quan và quảng cáo, cùng với các dịch vụ liên quan khác đến dịch vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
– Các tổ chức và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh phát ra khí thoại ảnh hưởng đến nhà kính chắc phải chi trả tiền dịch vụ bảo vệ môi trường rừng về vấn đề hấp thụ và lưu giữ khí cácbon;
– Các cơ sở nuôi trồng thủy sản sẽ phải chi trả tiền dịch vụ bảo vệ môi trường rừng trong vấn đề cung ứng nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, nguồn nước và các yêu tố từ môi trường hệ sinh thái rừng phục vụ cho quá trình nuôi trồng thuỷ sản;
– Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (sau được sửa đổi bởi Nghị định số 83/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp), có thể chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng thông qua các hình thức sau đây:
– Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có thể trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng phù hợp với quy định của pháp luật theo Điều 63 của Luật lâm nghiệp năm 2017 và hình thức này sẽ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận tự nguyện của các bên;
– Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có thể trả tiền dịch vụ môi trường cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng thông qua hoạt động ủy thác, hoạt động này có thể được thực hiện thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định tại Điều 63 của Luật lâm nghiệp năm 2017 và được áp dụng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng không thể thỏa thuận được với nhau về vấn đề soạn thảo và ký kết hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường theo hình thức chi trả trực tiếp.
Như vậy có thể nói, có những hình thức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng như sau: Trả trực tiếp dựa trên sự thỏa thuận của các bên, hoặc trả tiền dịch vụ môi trường rừng thông qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng (hoạt động ủy thác).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Lâm nghiệp năm 2017;
– Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
– Nghị định số 83/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.