Thực tế hiện nay, việc ly hôn giữa các cặp vợ, chồng xảy ra rất nhiều cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân.Vậy lý do ly hôn do mâu thuẫn với mẹ chồng được chấp nhận không?
Mục lục bài viết
1. Căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn:
Ly hôn chính là việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng trên cơ sở bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Ly hôn hiện nay có 02 hình thức, đó là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Căn cứ để Tòa giải quyết ly hôn đối với từng trường hợp như sau:
* Đối với ly hôn thuận tình:
Theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nếu như cả hai vợ chồng đều mong muốn, thuận tình đi đến chấm dứt hôn nhân, đã thỏa thuận được vấn đề về con cái ai nuôi dưỡng và việc chăm sóc, trông nom, cấp dưỡng cho con ra sao?, tài sản chung phân chia thế nào?thì khi đó Tòa án sẽ chấp thuận việc ly hôn của vợ chồng theo đúng trình tự và thủ tục ly hôn.
Trường hợp nếu như vợ chồng không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng mà không đảm bảo được quyền lợi chính đáng của vợ và con thì khi đó Tòa án sẽ giải quyết.
* Đối với ly hôn đơn phương:
Căn cứ để ly hôn đơn phương theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình như sau: Vợ hoặc chồng có đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn đơn phương, đã qua thủ tục hòa giải tại Tòa án nhưng không hòa giải thành thì Tòa sẽ căn cứ trên những cơ sở sau để xem xét việc có chấp thuận đơn khởi kiện ly hôn đơn phương không, cụ thể là:
– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình: tức là người khởi kiện ly hôn đơn phương phải có bằng chứng chứng minh việc người còn lại có hành vi bạo lực gia đình (bạo lực ở đây có thể là bạo lực tinh thần như thường xuyên chửi bởi, làm nhục,…; bạo lực thể chất đánh, đập,…)
– Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích có yêu cầu ly hôn.
– Có bằng chứng chứng minh vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng đến quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng và dẫn đến cuộc hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, không thể tiếp tục chung sống với nhau được nữa, mục đích cuộc hôn nhân không đạt được. Theo đó:
+ Tình trạng hôn nhân, cuộc sống trầm trọng được hiểu là:
Vợ, chồng không có sự gắn kết, yêu thương lẫn nhau, sống chung nhà nhưng mạnh ai người đó sống, không giúp đỡ, bàn bạc những chuyện chung trong gia đình.
Vợ, chồng luôn chì chiết, ngược đãi nhau về tinh thần cũng như thể chất như lăng mạ, làm nhục,… đối phương.
Vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình đã bị phát hiện, nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục tiếp diễn hành vi ngoại tình đó.
+ Tình trạng hôn nhân không thể kéo dài phải được căn cứ vào tình trạng hôn nhân trầm trọng và những hành vi đó được nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài. Như vậy có căn cứ cho rằng hôn nhân của vợ chồng sẽ không được hạnh phúc, không có khả năng hàn gắn lại và việc chấm dứt quan hệ hôn nhân chỉ là sớm hay muộn.
+ Mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được: chính là giữa vợ chồng không còn sự yêu thương, chăm sóc lẫn nhau; quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng không có sự bình đẳng; vợ, chồng không cơ sự tôn trọng lẫn nhau;…
2. Ly hôn do mâu thuẫn với mẹ chồng được chấp nhận không?
Hiện nay tình trạng ly hôn giữa các cặp vợ chồng ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các cặp vợ chồng trẻ với những lý do ly hôn rất nhiều và thời kì hôn nhân cũng tương đối ngắn. Lý do ly hôn đôi khi xuất phát từ một trong hai bên vợ chồng như: vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình, hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng như ngoại tình ở bên ngoài hoặc đơn giản là không còn tình cảm với nhau, không còn nhu cầu hàn gắn và tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân này, sống cuộc sống gia đình cảm thấy chán và không cảm nhận được tình yêu thương giữa đối phương, hay xuất phát từ những mâu thuẫn vụn vặt trong cuộc sống giữa việc đối nội, đối ngoại,…
Như đã phân tích tại mục 1 những căn cứ, cơ sở để giải quyết ly hôn đối với trường hợp ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Trường hợp đời sống hôn nhân xảy ra mẫu thuẫn giữa mẹ chồng – nàng dâu khiến các bên đều mệt mỏi và không thể tiếp tục chung sống được nữa, vợ có thể thỏa thuận với đồng để đi đến quyết định ly hôn, nếu chồng đồng ý và các bên đồng thuận về mọi mặt như tài sản chung, con cái chung, nợ nần chung thì làm đơn ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.
Trường hợp, vì mâu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu khiến người vợ muốn ly hôn nhưng phía người chồng không đồng ý thì khi đó, người vợ phải có căn cứ chứng minh việc mâu thuẫn đó ra sao, kéo dài trong thời gian bao lâu và dẫn đến hậu quả cuộc sống hôn nhân giữa vợ chồng trầm trọng như thế nào? Cuộc sống hôn nhân không đạt được mục đích cũng như không thể tiếp tục kéo dài được nữa thì sẽ làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa mới có cơ sở để chấp nhận (Ví dụ việc mẫu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu dẫn đến có hành vi bạo lực gia đình, mẹ chồng hay cả người chồng đánh đập, chửi bởi, chì chiết con dâu).
Còn nếu như, người vợ chỉ đưa ra được lý do trong cuộc sống có sự mẫu thuẫn giữa mẹ chồng, nàng dâu mà không chứng minh được các căn cứ như trên thì khả năng cao Tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu giải quyết ly hôn đó được. Thực tế, đừng từ góc độ của xã hội, việc mẫu thuẫn với mẹ chồng là điều rất hay xảy ra trong cuộc sống này. Để giải quyết vấn đề mẫu thuẫn giữa mẹ chồng – nàng dâu, vợ chồng có thể tính toán đến hướng giải quyết khác sao cho hợp tình hợp lý nhất như dọn ra ở riêng, nhịn nhường để giữa sự hòa khi trong giai đình,… không nhất thiết phải đi đến kết cục là ly hôn, như vậy rất khổ con cái.
3. Hồ sơ, thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương vì lý do mâu thuẫn với mẹ chồng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giải quyết ly hôn đơn phương:
– Đơn xin ly hôn đơn phương.
– Bản gốc giấy chứng nhận đăng kí kết hôn.
– Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn.
– Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân của nguyên đơn.
– Bản sao chứng thực giấy khai sinh của các con (nếu có).
– Các tài liệu chứng minh về tài sản chung hoặc tài sản riêng vợ chồng (nếu có).
Bước 2: Nộp đơn:
Nộp đơn khởi kiện trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết:
Tòa án thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí sau khi nhận đơn ly hôn đơn phương. Nguyên đơn phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán sẽ thông báo thụ lý vụ án bằng văn bản cho nguyên đơn và bị đơn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án. Và sau đó phân công thẩm phán thụ lý vụ án.
Tiến hành buổi hòa giải và công khai chứng cứ tại Tòa án.
Tiến hành xét xử sơ thẩm giải quyết ly hôn đơn phương và ban hành bản án/quyết định ly hôn đơn phương.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Nghị quyết số
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.