Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được hiểu là bắt đem giấu đi để làm con tin nhằm để buộc gia đình, người thân phải nộp tiền chuộc hoặc giao ra một tài sản có mà có giá trị. Vậy tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đi tù bao nhiêu năm?
Mục lục bài viết
1. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đi tù bao nhiêu năm?
Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được hiểu là bắt đem giấu đi để làm con tin nhằm để buộc gia đình, người thân phải nộp tiền chuộc hoặc giao ra một tài sản có mà có giá trị. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt, giữ người khác làm con tin do một người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm để buộc người muốn chuộc phải giao cho mình tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt, giữ.
Căn cứ Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Tội phạm này bao gồm có 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung, cụ thể như sau:
Khung 01: Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Khung 02: Người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm khi mà thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có tổ chức;
– Có tính chất chuyên nghiệp;
– Dùng vũ khí, phương tiện hoặc các thủ đoạn nguy hiểm khác;
– Đối với người đang dưới 16 tuổi;
– Đối với từ 02 người trở lên;
– Chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội;
– Tái phạm nguy hiểm.
Khung 03: Người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản bị phạt tù tù từ 10 năm đến 18 năm khi mà thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Khung 04: Người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản bị phạt tù tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc bị phạt tù chung thân khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Chiếm đoạt tài sản có trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
– Làm chết người;
– Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Từ quy định trên, có thể thấy đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chỉ có hai hình phạt đó là hình phạt tù có thời hạn và tù chung thân. Đối với tù có thời hạn, người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có thể sẽ bị phạt với số năm tù thấp nhất là 02 năm và cao nhất là 20 năm tù.
2. Những trường hợp người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được miễn chấp hành hình phạt tù:
Miễn chấp hành hĩnh phạt tù là không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc chấp hành phần còn lại của hình phạt đã tuyên. Căn cứ Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 thì người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được miễn chấp hành hình phạt tù khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Người bị kết án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được miễn chấp hành hình phạt tù khi được đặc xá hoặc đại xá.
Trường hợp 2: Người bị kết án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với hình phạt tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì căn cứ theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định miễn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, nếu người bị kết án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Sau khi bị kết án thì người bị kết án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã lập công;
– Người bị kết án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mắc bệnh hiểm nghèo;
– Người bị kết án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và tòa án xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Trường hợp 3: Người bị kết án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với hình phạt tù có thời hạn trên 03 năm chưa chấp hành hình phạt nếu như người này đã lập công lớn hoặc người này mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì căn cứ theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt cho người bị kết án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Trường hợp 4: Người bị kết án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với hình phạt tù có thời hạn cho đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu như trong thời gian được tạm đình chỉ mà người này đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn mối nguy hiểm cho xã hội nữa, thì căn cứ theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cho người bị kết án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
3. Phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có được tòa án cho hưởng án treo không?
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện đối với các tội phạm (kể cả đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội (bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản) mà bị tòa án tuyên phạt tù không quá 03 năm (đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là từ 02 năm đến 03 năm), căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tòa án xét thấy là không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự về án treo được sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP quy định điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, căn cứ Điều này thì người bị kết án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản để được tòa án cho hưởng án treo, phải có các điều kiện sau:
– Bị tòa án tuyên phạt tù không quá 03 năm.
– Người bị xử phạt tù về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chấp hành chính sách, pháp luật và người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản phải có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản không được có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào.
– Trường hợp người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là từ 02 tình tiết trở lên, trong đó người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản phải có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
– Người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản phải có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
– Xét thấy người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có khả năng tự cải tạo và việc cho người phạm tội này được hưởng án treo không gây ra nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017.