Vay là một hoạt động nhận tiền hay vật gì của người khác để chi dùng trước với điều kiện là sẽ trả tương đương hoặc có thêm phần lãi. Vậy không trả nợ được do làm ăn thua lỗ có phải đi tù không?
Mục lục bài viết
1. Không trả nợ được do làm ăn thua lỗ có phải đi tù không?
Trong cuộc sống hàng ngày, để giải quyết được những khó khăn tạm thời về kinh tế, đặc biệt là đối với những hộ gia đình túng thiếu cần vốn để sản xuất, kinh doanh, phải đi vay mượn tài sản của người khác để thực hiện các mục đích trên thì hợp đồng vay tài sản chính là một phương tiện pháp lý để thỏa mãn những nhu cầu đó. Theo như từ điển Tiếng Việt thì vay là một hoạt động nhận tiền hay vật gì của người khác để chi dùng trước với điều kiện là sẽ trả tương đương hoặc có thêm phần lãi. Còn dưới góc độ dân sự thì vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho vay phải giao cho bên vay một số tiền hoặc giao tài sản để làm sở hữu. Hết hạn của hợp đồng, bên vay phải có nghĩa vụ để trả cho bên kia số tiền hoặc hiện vật tương đương với tiền hoặc vật đã vay trước đó, đồng thời trả thêm một số lợi ích vật chất nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Mối quan hệ giữa người vay tài sản và người cho vay tài sản là quan hệ giao dịch dân sự. Trong đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay tài sản (tiền hoặc tài sản khác) phải hoàn trả lại cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và đồng thời phải chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Phía bên vay phải có nghĩa vụ trả đủ tiền (hoặc tài sản khác) khi đến hạn nếu tài sản vay là tiền; nếu tài sản là vật thì người vay phải trả vật cùng loại và đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp bên vay và bên cho vay có thoả thuận khác. Khi đến hạn, bên vay không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi, tuy nhiên sẽ tùy vào người cho vay và người vay thỏa thuận với nhau về cho vay có lãi hay là không có lãi để từ đó biết được cách tính lãi với từng trường hợp như thế nào.
Nếu đến thời hạn trả tiền (lãi, gốc) mà người vay không thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo đúng thỏa thuận của các bên thì tùy từng trường hợp mà người vay sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc sẽ bị người cho vay khởi kiện ra tòa án dân sự yêu cầu người vay trả tiền (nếu không có dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự). Một trong các hành vi của người vay tiền sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đó là:
– Vay, mượn tiền (các tài sản khác) hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi lại dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó.
– Vay, mượn tiền (các tài sản khác) hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó.
– Vay, mượn tiền (các tài sản khác) hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
Theo đó, một người vay tiền để làm ăn, nhưng do làm ăn thua lỗ nên không có tiền trả cho người cho vay, nếu người vay không có một trong các hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nêu trên (đặc biệt là không được bỏ trốn) thì người vay sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi đó, người cho vay có thể thực hiện thủ tục khởi kiện người vay ra tòa án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự.
2. Sau khi bản án có hiệu lực thì người vay có thể thỏa thuận với người cho vay về thời gian trả nợ:
Điều 6 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về thỏa thuận thi hành án, Điều này quy định Đương sự (người được thi hành án, người phải thi hành án) có quyền thoả thuận về việc thi hành án, nếu như thoả thuận về việc thi hành án đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thoả thuận được công nhận.
Thêm nữa, Điều 5
– Trường hợp đương sự (người được thi hành án, người phải thi hành án) thỏa thuận trước khi yêu cầu thi hành án hoặc đã yêu cầu nhưng cơ quan thi hành án dân sự chưa thực hiện ra quyết định thi hành án thì thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản. Đương sự phải có nghĩa vụ tự thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận.
– Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thực hiện ra quyết định thi hành án, đương sự (người được thi hành án, người phải thi hành án) vẫn có quyền tự thỏa thuận thi hành án và thỏa thuận đó phải bằng văn bản. Đương sự phải chịu trách nhiệm về các nội dung thỏa thuận với nhau không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc thỏa thuận nhằm trốn tránh phí thi hành án.
– Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án mà đương sự (người được thi hành án, người phải thi hành án) thỏa thuận về việc không yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục thi hành một phần hoặc thi hành toàn bộ quyết định thi hành án thì Thủ trưởng của cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với những nội dung thỏa thuận đó.
– Trường hợp đương sự thỏa thuận đình chỉ thi hành án sau thời điểm tài sản đã được bán đấu giá thành hoặc tài sản đã bán cho đồng sở hữu hoặc người được thi hành án đã đồng ý nhận chính tài sản để trừ vào tiền thi hành án mà lại chưa giao được tài sản cho họ thì việc thỏa thuận buộc phải được sự đồng ý của người trúng đấu giá, người mua tài sản hoặc người nhận tài sản.
– Khi đương sự có yêu cầu, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến và phải ký tên vào
Như vậy, đương sự (tức là bên vay và bên cho vay) có quyền thỏa thuận về thời gian trả nợ trước khi yêu cầu thi hành án hoặc đã yêu cầu nhưng cơ quan thi hành án dân sự chưa thực hiện ra quyết định thi hành án hoặc cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án.
3. Cưỡng chế thi hành án đối với người không trả nợ được do làm ăn thua lỗ:
Hết thời hạn tự nguyện thi hành án theo pháp luật về thi hành án dân sự quy định, người phải thi hành án (người vay) có điều kiện thi hành án mà người vay lại không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế. Biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm có:
– Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, các giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
– Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án (người vay tiền).
– Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả là tài sản đang do người thứ ba giữ.
– Khai thác tài sản của người phải thi hành án(người vay tiền).
– Buộc phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
– Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc là không được thực hiện công việc nhất định.
Tuy nhiên, để thực thi được bản án, điều kiện tiên quyết đó chính là người bị thi hành án (người vay nợ không có tiền trả do lằmn thua lỗ) phải có tài sản để thực hiện thi hành án, nhưng nếu lý do mà người vay không trả được nợ là do làm ăn thua lỗ nên không có tiền để trả cho chủ nợ thì sau khi bản án có hiệu lực, việc cưỡng chế thi hành án có thực thi được hay không là một điều không thể dám chắc, bởi người phải thi hành án đã không còn tài sản do làm ăn thua lỗ.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014.