Mặc dù tình trạng lái xe sử dụng chất ma túy diễn ra đáng báo động, nhưng nhìn chung các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi này còn chưa đủ sức răn đe. Dưới đây là mức phạt đối với hành vi sử dụng ma túy và dương tính với ma túy khi lái xe.
Mục lục bài viết
1. Mức phạt sử dụng ma túy, dương tính với ma túy khi lái xe:
Sử dụng ma túy khi lái xe là một hành vi vi phạm quy định của pháp luật, có nhiều trường hợp hành vi sử dụng ma túy khi lái xe đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây còn là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện giao thông. Việc điều khiển các phương tiện giao thông tham gia giao thông khi trong cơ thể có chất ma túy và các chất hướng thần là một trong những trường hợp dễ dàng dẫn đến tai nạn giao thông và kéo theo những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không đáng có cho những người dân trong quá trình lưu thông trên đường bộ, và cho chính bản thân của người lái xe, nhiều vụ tai nạn giao thông đáng thương tiếc đã xảy ra trên thực tế. Vì vậy pháp luật đã đưa ra mức xử phạt hành chính cụ thể trong trường hợp lái xe có sử dụng chất ma túy để kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng này. Mặc dù nhận biết được tác hại của việc sử dụng trái phép chất ma túy, nhưng vì nhu cầu và điều kiện của cá nhân, đặc biệt là đối với những người lái xe đường dài để giữ cho tinh thần luôn luôn được tỉnh táo, nhiều người vẫn bất chấp sức khỏe của bản thân và bất chấp sức khỏe của người khác, bất chấp sức khỏe của pháp luật để sử dụng ma túy khi lái xe, từ đó tạo nên một mối nguy hiểm cho xã hội. Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng ma túy và dương tính với chất ma túy khi lái xe được quy định tùy thuộc vào từng loại xe khác nhau, cụ thể như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 5 của
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với những người điều khiển phương tiện thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu và trong hơi thở có chứa nồng độ cồn vượt quá quy định của pháp luật;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của những người đang thi hành công vụ;
– Điều khiển xe trên đường bộ mà trong cơ thể đang có chứa chất ma túy;
– Không chấp hành yêu cầu bài kiểm tra chất ma túy của những người thi hành công vụ.
Như vậy, lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ có sử dụng chất ma túy tuý thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Thứ hai, căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 6 của
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người điều khiển phương tiện khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chứa chất mà túy;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Như vậy, lái xe máy tham gia giao thông đường bộ có sử dụng chất ma túy tuý thì sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Thứ ba, căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 7 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định về mức xử phạt đối với hành vi sử dụng ma túy và dương tính với ma túy khi lái máy kéo và các loại xe máy chuyên dùng như sau:
Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Như vậy, lái máy kéo và các loại xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ có sử dụng chất ma túy tuý thì sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
2. Xử phạt bổ sung đối với hành vi sử dụng ma túy, dương tính với ma túy khi lái xe:
Căn cứ theo Khoản 11 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có quy định về hình phạt bổ sung đối với lái xe tham gia giao thông có sử dụng chất ma túy như sau:
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP;
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.”
Do đó, trường hợp lái xe tham gia giao thông có sử dụng chất ma túy bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
3. Sử dụng ma túy, dương tính với ma túy khi lái xe bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?
Hành vi sử dụng ma túy và dương tính với ma túy khi lái xe gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ căn cứ theo quy định tại Điều 260 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Hậu quả của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định có thể là:
– Hậu quả chết người;
– Hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% trở lên;
– Hậu quả thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên.
Theo đó thì điều luật này quy định 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung. Hành vi sử dụng ma túy, dương tính với ma túy khi lái xe là một trong những tình tiết định khung tăng nặng. Theo đó, người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
– Không có giấy phép lái xe theo quy định;
– Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác.
Như vậy, người điều khiển xe mô tô trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy nếu gây chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và bị áp dụng hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm (khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.