Tất cả các vụ tai nạn giao thông khi xảy ra trên thực tế đều phải được điều tra và giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan và toàn diện. Dưới đây là quy định của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền điều tra và giải quyết tai nạn giao thông:
Hiện nay có quy định cụ thể về thẩm quyền điều tra và giải quyết vụ án tai nạn giao thông. Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 63/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 của Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông, về hoạt động tổ chức công tác điều tra và giải quyết tai nạn giao thông như sau:
– Các cán bộ và chiến sĩ làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết cái mặt giao thông phải nắm vững thông tin và tuân thủ theo quy định của pháp luật, tuân thủ đầy đủ quy trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công an về vấn đề điều tra và giải quyết tai nạn giao thông, phải tiến hành hoạt động điều tra và giải quyết tai nạn giao thông một cách nhanh chóng và kịp thời, chính xác và khách quan, toàn diện theo quy định của pháp luật;
– Các đối tượng được xác định là thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra công an các cấp, cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt, cục trưởng
– Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, các đối tượng được xác định là giám đốc công an tỉnh và giám đốc công an thành phố trực thuộc trung ương sẽ phải có trách nhiệm trong việc chỉ đạo và bố trí các cán bộ và chiến sĩ có đầy đủ phẩm chất đạo đức, có phẩm chất chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm trong vấn đề điều tra và giải quyết tai nạn giao thông, phải được tập huấn về công tác điều tra và giải quyết tai nạn giao thông để thực hiện nhiệm vụ được giao;
– Các đối tượng được xác định là thủ trưởng công an các đơn vị, thủ trưởng công an tại các địa phương sẽ phải có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các phương tiện và kinh phí phục vụ cho quá trình điều tra và giải quyết tai nạn giao thông, bố trí địa điểm tiếp dân để tiếp nhận tin báo và giải quyết tai nạn giao thông một cách kịp thời, giải quyết đầy đủ các khiếu nại và tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật;
– Việc điều tra và giải quyết các vụ tai nạn giao thông được xem là nhiệm vụ và trách nhiệm chung của lực lượng Cảnh sát nhân dân, mà trực tiếp nhất là lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông đường sắt, Cảnh sát giao thông đường thủy và Cảnh sát điều tra. Các lực lượng này phải phối hợp chặt chẽ với nhau và đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Thủ trưởng công an các cấp.
Trách nhiệm cụ thể của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình điều tra và giải quyết tai nạn giao thông như sau:
Thứ nhất, trách nhiệm của công an quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh trong công tác điều tra và giải quyết các vụ tai nạn giao thông như sau:
– Phải có mặt ngay sau khi vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn để kịp thời tổ chức phương án cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và bảo vệ tài sản của nạn nhân, xác định người làm chứng và giải quyết hiện tượng tắc nghẽn giao thông;
– Tiến hành hoạt động khám nghiệm hiện trường kịp thời và khám nghiệm phương tiện, lấy lời khai của người điều khiển phương tiện và những người làm chứng trong vụ tai nạn giao thông đó theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy trình điều tra và giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường sắt và tai nạn giao thông đường thủy của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ công an;
– Tiếp nhận những vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm do cơ quan có thẩm quyền đó là Cảnh sát điều tra giao phó, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các vụ việc tai nạn giao thông có yếu tố vi phạm hành chính;
– Các lực lượng Cảnh sát điều tra sẽ phải có trách nhiệm trong việc phối hợp với Cảnh sát giao thông có mặt tại hiện trường để tiến hành hoạt động điều tra và giải quyết tai nạn giao thông có người chết, các tai nạn giao thông có hậu quả nghiêm trọng, và phải thông báo ngay lập tức cho cơ quan có thẩm quyền đó là Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để tiến hành hoạt động kiểm soát và điều tra theo quy định của pháp luật;
– Lực lượng cảnh sát điều tra có trách nhiệm trong việc tổ chức và tiếp nhận điều tra các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm theo thẩm quyền do các lực lượng Cảnh sát giao thông chuyển đến;
– Lực lượng Cảnh sát điều tra cần phải thông báo bằng văn bản cho lực lượng Cảnh sát giao thông cùng cấp về kết quả điều tra và giải quyết vụ tai nạn giao thông được Trưởng công an cấp huyện giao thụ lý điều tra;
– Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đó là cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật, tuy nhiên sau đó lại có quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định đình chỉ điều tra vụ án, nếu xét thấy hành vi của người có liên quan đến vụ án có dấu hiệu vi phạm hành chính thì cơ quan Cảnh sát điều tra cần phải chuyển ngay hồ sơ và phương tiện trong vụ tai nạn giao thông cho Cảnh sát giao thông để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh trong công tác điều tra và giải quyết vụ tai nạn giao thông như sau:
– Hướng dẫn và kiểm tra lực lượng Cảnh sát điều tra công an cấp huyện trong quá trình thực hiện công tác điều tra và giải quyết tai nạn giao thông;
– Điều tra các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và các vụ tai nạn giao thông có tình tiết phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp huyện, tuy nhiên xét thấy cần trực tiếp điều tra theo sự phân công của chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh.
Thứ ba, trách nhiệm của Cục cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt, Cục cảnh sát giao thông đường thủy trong công tác điều tra và giải quyết tai nạn giao thông như sau:
– Hướng dẫn và kiểm tra lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt, hướng dẫn kiểm tra lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy các cấp trong quá trình thực hiện công tác điều tra và giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật;
– Phối hợp với các lực lượng có liên quan, trong đó bao gồm cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ công an, cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh khi xét thấy cần thiết để giải quyết các vụ tai nạn giao thông đang trong quá trình điều tra.
Thứ tư, trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ công an trong công tác điều tra và giải quyết tai nạn giao thông như sau:
– Hướng dẫn và kiểm tra các lực lượng Cảnh sát điều tra trong quá trình thực hiện công tác điều tra các vụ tai nạn giao thông;
– Tiến hành hoạt động trực tiếp điều tra các vụ tai nạn giao thông gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc các vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp tôi cầm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh, tuy nhiên xét thấy cần trực tiếp điều tra theo quy định của pháp luật;
– Đối với trách nhiệm của các lực lượng cảnh sát khác, trong chức năng và quyền hạn của mình thì các lực lượng Cảnh sát cơ động, lực lượng Cảnh sát 113, lực lượng cảnh sát khu vực và Cảnh sát trật tự, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và kĩ thuật hình sự, công an cấp xã phường và các lực lượng công an có liên quan sẽ cần phải phối hợp thực hiện theo yêu cầu của cảnh sát giao thông, cảnh sát điều tra trong quá trình điều tra và giải quyết tai nạn giao thông.
2. Thủ tục điều tra và giải quyết tai nạn giao thông:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 63/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 của Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông, trình tự và thủ tục điều tra, giải quyết tai nạn giao thông sẽ được thực hiện như sau:
Thứ nhất, thủ tục điều tra và giải quyết tai nạn giao thông đối với các vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Thông tư số 63/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 của Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông:
Bước 1: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cần phải tiếp nhận tin báo về vụ tai nạn giao thông. Sau đó Cảnh sát giao thông cần tiến hành hoạt động điều tra và giải quyết vụ tai nạn giao thông trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tin báo.
Bước 2: Trong trường hợp xét thấy vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp và cần phải xác minh thêm thì thời gian điều tra và giải quyết vụ tai nạn giao thông sẽ được kéo dài tự nhiên không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đó. Trong trường hợp phải thông qua kết quả giám định chuyên môn hoặc cần phải có thời gian thêm để thu thập tài liệu và chứng cứ thì người có thẩm quyền phải tiến hành hoạt động báo cáo lên thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản về vấn đề xin gia hạn thời gian điều tra và giải quyết tai nạn giao thông, việc gia hạn phải được lập thành văn bản và thời gian gia hạn không được quá 30 ngày.
Bước 3: Khi kết thúc thời hạn điều tra và xác minh vụ tai nạn giao thông thì lực lượng Cảnh sát giao thông cần phải ra thông báo về kết quả điều tra và giải quyết tai nạn giao thông. Sau đó tiến hành thủ tục xử lý theo quy định của pháp luật về hành chính.
Bước 4: Các cán bộ cảnh sát giao thông sẽ báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền về vấn đề giải quyết vụ tai nạn giao thông. Tức là sau khi hoàn thành việc điều tra và giải quyết tai nạn giao thông thì cán bộ Cảnh sát giao thông thụ lý ra cần phải hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc quá trình điều tra và giải quyết tai nạn giao thông, thực hiện chế độ thống kê và báo cáo tai nạn giao thông đường bộ, sau đó lưu hồ sơ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công an.
Bước 5: Kết thúc giai đoạn điều tra và giải quyết tai nạn giao thông, nếu cơ quan và đơn vị thụ lý vụ tai nạn giao thông phát hiện ra những tồn tại và bất cập còn thiếu sót trong lĩnh vực quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng và tổ chức giao thông, phát hiện ra thiếu sót trong vấn đề quản lý và điều khiển phương tiện và quản lý phương tiện, thì cần phải có văn bản kiến nghị với cơ quan quản lý và ban ngành để có biện pháp khắc phục.
Thứ hai, thủ tục điều tra và giải quyết tai nạn giao thông đối với các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Thông tư số 63/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 của Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông. Quá trình thực hiện hoạt động điều tra và giải quyết tai nạn giao thông nếu phát hiện vụ tai nạn giao thông đó có dấu hiệu tội phạm, thì các cán bộ được phân công điều tra và giải quyết tai nạn giao thông thuộc Cục cảnh sát giao thông cần phải thông báo cho cục trưởng và các cán bộ đã được phân công điều tra, giải quyết tai nạn giao thông thuộc Phòng cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh, Để các chủ thể này báo cáo lên trưởng phòng, Cục trưởng và trưởng phòng sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 40 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
3. Nguyên tắc điều tra và giải quyết tai nạn giao thông:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư số 63/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 của Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông, quá trình điều tra và giải quyết tai nạn giao thông còn phải thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản sau:
– Tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra cần phải được điều tra và giải quyết một cách nhanh chóng và kịp thời, cần phải giải quyết chính xác và khách quan, giải quyết toàn diện theo quy định của pháp luật. Các cơ quan và đơn vị tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông cần phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định của pháp luật;
– Lực lượng Cảnh sát giao thông cần phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong công an nhân dân khi tiến hành hoạt động điều tra và giải quyết vụ tai nạn giao thông, nhằm mục đích đảm bảo tập trung thống nhất theo sự chỉ đạo của thủ trưởng công an các cấp. Các cơ quan và đơn vị phải đặt dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của cấp trên, các cá nhân phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình;
– Không được phép lợi dụng và lạm dụng công tác điều tra và giải quyết tai nạn giao thông để xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, thực hiện các hành vi xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Thông tư số 63/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 của Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông.