Thực tế áp dụng quy định của pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015 cho thấy vẫn còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ.
Mục lục bài viết
1. Vướng mắc khi giải quyết các vụ án về cố ý gây thương tích:
Thực tiễn cho thấy, trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự để giải quyết tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác căn cứ theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015, Cho thấy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc cần phải tháo gỡ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, khó phân biệt tội danh. Mặc dù các tội danh khác nhau đã được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 2015 tại các điều luật khác nhau. Tuy nhiên tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vẫn thường xuyên bị nhầm lẫn với tội giết người chưa đạt, và một số tội phạm tương tự khác do đây đều là những tội phạm gây thương tích cho bị hại, thực hiện với lỗi cố ý và đều có hành vi đánh, đâm … nên khó phân biệt trên thực tế.
Ví dụ: Khoảng 15 giờ ngày 21/6/2007 Công an quận Long Biên, thành hố Hà Nội nhận được tin báo đã xảy ra vụ án, nạn nhân bị chết tại khu vự Túc dầm bê tông thi công cầu Thanh Trì thuộc địa phận tổ 12 phường Thạch Bàn, quận Long Biên, nạn nhân là anh Nguyễn Văn Soi (kỹ sư xây dựng huộc Công ty cổ phần xây dựng 204 thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng). Qua điều tra, xác minh, Công an quận Long Biên đã bắt khẩn cấp Đồng Xuân Phương. Quá trình điều tra, Đồng Xuân Phương khai nhận: Do có mâu thuẫn rong quá trình làm việc với anh Nguyễn Văn Soi và có ý định trả thù anh Soi nên ngày 14/6/2007, Đồng Xuân Phương gọi điện thoại cho bạn là Đoàn Đức ân sinh năm 1975 (trú tại nhà số 11C 98 Trại Chuối, quận Hồng Bàng hành phố Hải Phòng) nói việc mâu thuẫn nêu trên và nhờ Lân đánh trả thù ăn nói sẽ giới thiệu người khác thực hiện. Tối ngày 17/6/2007, Phương gặp Lân và bạn của Lân là Hoàng Ngọ Mạnh sinh năm 1982 (còn gọi là Thắng; trú tại phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) Phương thuê Lân, Mạnh đánh anh Soi, bằng cách dùng dao đâm vào chân, tay nạn nhân để gây thương tích. Đồng Xuân Phương hỏi giá bao nhiêu, Mạnh và Lân nói tùy nên Phương đã đưa cho Mạnh 1.500.000 đông Lan và Mạnh đồng ý. Sau khi phát hiện được anh Soi, khoảng 14 giờ 16 phút ngày 216 2007 Mạnh đã thuê máy điện thoại di động của chị Miền gọi điện thoại hẹn gặp anh Soi tại khu vực đúc dầm bê tông. Khi anh Soi đến, Mạnh đã dùng dao nhọn chuẩn bị từ trước đậm 02 nhát vào mặt sau đùi phải, làm anh Soi chết.
Tại Bản án hình sự phúc thẩm ngày 15/9/2010, tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội áp dụng các điểm m, n khoản 1 Điều 93; điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, xử phạt Đồng Xuân Phương tù chung thân về tội giết người.
Tại Kháng nghị số 13/KN-HS ngày 22/7/2013, Chánh án tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên với nhận định: Hành vi phạm tội của đối tượng Mạnh khó thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra. Việc nạn nhân bị chết do sốc mất máu cấp không hồi phục là ngoài ý muốn của đối tượng Phương và đồng phạm. Hành vi của đối tượng Phương thuộc trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã kết án Đồng Xuân Phương về tội “Giết người” là không đúng pháp luật.
Trong vụ án trên, có thể thấy hậu quả chết người đã xảy ra, tuy nhiên theo tác giả về mặt chủ quan, Phương chỉ muốn gây thương tích cho bị hại mà không muốn tước đoạt tính mạng, bị cáo chỉ yêu cầu tấn công vào chân, tay mà không yêu cầu tấn công vào các phẩn trọng yếu của cơ thể. Khi thực hiện tội phạm. Mạnh đã đâm 02 nhát đều vào đùi nạn nhân theo đúng yêu cầu của Phương. Việc nạn nhân bị chết do sốc mất máu cấp không hồi phục là ngoài ý muốn của Đồng Xuân Phương và đồng phạm. Nên hành vi của Đồng Xuân Phương thuộc trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người là đúng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, bị hại không hợp tác đi giám định. Trong một vụ án cố ý gây thương tích thì yêu cầu bắt buộc đó là cần phải xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của bị hại. Để làm được điều này thì cần phải thực hiện thủ tục trưng cầu giám định theo thủ tục tố tụng hình sự được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên trên thực tế không ít vụ án lúc đầu nạn nhân đồng ý đi giám định, những khi được cơ quan nhà nước yêu cầu đi giám định thì lại không đồng ý và gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án.
Thứ ba, về kết quả giám định. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cố ý gây thương tích chỉ công tác giám định đóng vai trò vô cùng quan trọng. Kết quả giám định cũng được xem là nguồn của chứng cứ căn cứ theo quy định tại Điều 87 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đóng vai trò để xác định có hay không có hành vi phạm tội trên thực tế, xác định rõ dấu vết phạm tội trên thân thể và tính chất cũng như mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, xác định được các tình tiết liên quan đến vụ tủ loại trừ trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật để đảm bảo cho vụ án được giải quyết chính xác và khách quan. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết vụ án còn gặp nhiều vướng mắc, khi giám định theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiến hành tố tụng cần phải sử dụng kết quả giám định nào, kết quả giám định lần đầu hai kết quả giám định lần thứ hai … để làm căn cứ truy tố và xét xử đối với hành vi phạm tội?
Thứ tư, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. Để giải quyết một vụ án hình sự nói chung và vụ án cố ý gây thương tích nói riêng thì các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải thu thập bằng chứng và chứng cứ theo thủ tục luật định được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Tuy nhiên trên thực tế, trong vụ án cố ý gây thương tích thì việc thu thập chứng cứ lại vô cùng khó khăn nhất là khi hung thủ gây án có sử dụng vũ khí, lời khai của các đối tượng có sự mâu thuẫn và dấu hiệu tồn tại trên cơ thể có tồn tại nhưng không thể đánh giá được dấu hiệu đó do vũ khí gì gây ra và do ai thực hiện, đặc biệt là khi các đối tượng không nhận tội …
Thứ năm, vướng mắc về tình tiết định tội “phạm tội có tính chất côn đồ”. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về tính cách này. Có quan điểm cho rằng phạm tội có tính chất côn đồ là người phạm tội có những hành vi coi thường nguyên tắc trong cuộc sống, có hành vi đi ngược với xã hội chỉ vì những nguyên nhân nhỏ nhặt nhưng không cố tình gây sự để phạm tội. Tính chất côn đồ phụ thuộc vào hai yếu tố đó là nhân thân của người phạm tội và địa điểm nơi xảy ra tội phạm. Cũng có quan điểm khác cho rằng, côn đồ được xác định là những kẻ chuyên đi gây sự và hành hung. Phạm tội có tính chất côn đồ là phạm tội hoàn toàn từ nguyên cớ do mình gây ra, có tính chất côn đồ hay không hoàn toàn dựa vào hành vi mà người phạm tội thực hiện trên thực tế. Trong đó nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội được thực hiện có ý nghĩa quan trọng để đánh giá hành vi phạm tội đó có tính chất côn đồ hay không. Tuy nhiên tác giả thống nhất với quan điểm thứ hai, vì theo từ điển tiếng Việt thì con độ có nghĩa là những kẻ chuyên đi gây sự và hạnh hung. Do đó, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội có tính chất côn đồ chỉ áp dụng nếu hành vi phạm tội của họ xuất phát từ những nguyên nhân nhỏ nhặt và vô lý, nguyên nhân dẫn đến việc họ phạm tội là do bản thân họ gây ra.
2. Nguyên nhân của vướng mắc khi giải quyết các vụ án về cố ý gây thương tích:
Thứ nhất, những vướng mắc trên là do pháp luật hình sự quy định chặt chẽ và không có văn bản hướng dẫn thi hành cũng như chứng cứ thu thập trong hồ sơ là chưa đầy đủ và chính xác để giải quyết vụ án. Trong những trường hợp trên, ranh giới điện tội rửa tội này là tội kia là rất mong manh, nếu xác định sai tội danh sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án và quyết định hình phạt.
Thứ hai, công tác phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án cố ý gây thương tích đang được tòa án nhân dân đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chưa cao. Ngoài ra, còn có những tác động tiêu cực từ mặt xã hội, là hiện tượng xảy ra khá thường xuyên và bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường, bị đồng tiền mờ mắt và dần dần bị ra hoa câu kết với nhau làm sai lệch hồ sơ vụ án trong quá trình truy tố và xét xử với mục đích làm nhẹ hơn hoặc với tội danh có mức hình phạt thấp hơn trên thực tế gây ảnh hưởng đến tính khách quan của tội danh.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ trong công tác giám định hiện nay còn thiếu về chuyên môn và nghiệp vụ, phương tiện làm việc còn hạn chế. Vì vậy cho nên đa số phần lớn phải trưng cầu giám định ở các cơ quan chuyên môn cấp cao hơn hoặc cấp trung ương. Trước khi luật giám định tư pháp có hiệu lực trên thực tế thì việc áp dụng pháp lệnh giám định tư pháp lại không quy định cụ thể về thời gian giám định và kết quả trả lời giám định dẫn đến nhiều vụ việc kéo dài đòi hỏi cơ quan điều tra phải yêu cầu giải thích kết luận hoặc trưng cầu giám định bổ sung, việc mô tả dấu vết có trường hợp còn thiếu chính xác và việc áp dụng pháp luật còn nhiều bất cập.
Thứ tư, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhất là thẩm phán còn trận được sửa đổi, chưa gắn với yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ và công chức chuyên nghiệp hiện đại phục vụ nhu cầu của sự nghiệp đổi mới.
3. Một số kiến nghị giải quyết vướng mắc khi giải quyết các vụ án về cố ý gây thương tích:
Thứ nhất, trong quá trình định tội danh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải xây dựng văn bản mới quy định cụ thể và mang tính thực tiễn để xác định rõ ràng về mặt chủ quan của các tội danh, từ đó giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng dễ dàng trong quá trình phân biệt và giải quyết vụ án.
Thứ hai, có thể coi hành vi bị hại từ chối giám định không có lý do chính đáng là hành vi cản trở hoạt động của tố tụng hình sự, vì vậy cần phải bổ sung chế tài để xử lý hành vi này theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện đội ngũ thẩm phán và đội ngũ cán bộ tòa án có đầy đủ năng lực và phẩm chất đạo đức theo quy định, tăng cường công tác đào tạo và tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ, từng bước nâng cao trình độ và kinh nghiệm cùng với bản lĩnh nghề nghiệp cho các cán bộ làm việc trong công tác xét xử nói chung và xét xử các vụ án về tội cố ý gây thương tích nói riêng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)