Thừa kế là quan hệ dân sự đặc biệt được điều chỉnh bởi quy định Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các quy định pháp luật về thủ tục và thời hiệu xác nhận quyền thừa kế hợp pháp.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xác nhận quyền thừa kế hợp pháp:
Người thừa kế không thuộc vào đối tượng không được hưởng quyền thừa kế di sản theo Điều 621 bộ luật dân sự sẽ tiến hành các thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng năm 2014. Theo đó việc công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế sẽ được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng bất kỳ gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng mà người thừa kế có nhu cầu lập văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Việc khai nhận di sản thừa kế được thực hiện theo các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Những người thừa kế sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, giấy tờ theo quy định.
Căn cứ Điều 58 Luật Công chứng khi thực hiện việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế, người có nhu cầu yêu cầu công chứng cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– 01 phiếu yêu cầu công chứng Theo mẫu quy định.
– Trong trường hợp người để lại di sản có di chúc cần cung cấp bản sao có chứng thực di chúc của người để lại di sản thừa kế.
– Trong trường hợp người để lại di sản không có di chúc việc phân chia di sản thừa kế sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật. Do đó những người thừa kế sẽ phải cung cấp các giấy tờ để chứng minh quan hệ thân nhân giữa người để lại di sản thừa kế và người thừa kế. Ví dụ như giấy khai sinh, hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân với người để lại di sản. Nếu trong trường hợp người để lại di sản là người chưa đăng ký kết hôn thì cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người đó.
– Giấy chứng tử hoặc các giấy tờ khác chứng minh việc người để lại di sản đã mất, giấy tờ này nhằm xác định thời điểm mở di sản thừa kế cũng như việc thực hiện quyền của những người thừa kế đối với di sản thừa kế được phát sinh.
– Những người thừa kế có thể cùng nhau là một dự thảo trước 01 văn bản khai nhận di sản thừa kế, trong đó có nội dung ghi rõ về việc xác định những người được hưởng di sản thừa kế và nội dung phân chia di sản thừa kế.
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản của người để lại di sản thừa kế. Bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc giấy đăng ký xe, ô tô và các giấy tờ khác để chứng minh về tình trạng tài sản chung, tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.Ví dụ, văn bản tặng cho tài sản hoặc thỏa thuận phân chia tài sản chung, tài sản riêng. Trong trường hợp ly hôn thì sẽ có bản án ly hôn hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn của tòa án có nội dung phân chia tài sản chung của hai vợ chồng.
– Nếu trong trường hợp một di sản có nhiều người thừa kế nhưng những người thừa kế còn lại không thực hiện thủ tục này có thể ủy quyền cho một người đại diện đứng ra để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế phải cung cấp thêm
Lưu ý: Với những giấy tờ là bản sao thì phải mang theo bản chính để đối chiếu.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản
Sau khi người có nhu cầu khai nhận di sản thừa kế đã nộp đầy đủ các hồ sơ theo quy định thì công chứng viên sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ.
Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì công chứng viên sẽ tiếp nhận và ghi vào sổ công chứng; Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ công chứng viên sẽ trực tiếp hướng dẫn yêu cầu bổ sung các giấy tờ, tài liệu liên quan; Trường hợp hồ sơ không có đủ căn cứ để giải quyết thì công chứng viên sẽ từ chối công chứng và có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Bước 3: Niêm yết công khai văn bản khai nhận di sản
Sau khi tiếp nhận hồ sơ khai nhận di sản thừa kế tổ chức hành nghề công chứng sẽ thực hiện việc niêm yết công khai văn bản khai nhận di sản thừa kế tại UBND cấp xã, phường, nơi đăng ký thường trú cuối cùng hoặc nơi để lại di sản của người để lại di sản
Nếu như không xác định được nơi đăng ký thường trú cuối cùng của người để lại di sản thì sẽ niêm yết tại nơi đăng ký tạm trú của người đó.
Thời gian niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế là 15 ngày.
Cần lưu ý trong nội dung văn bản niêm yết cần nêu rõ các nội dung sau:
– Họ tên của người để lại di sản thừa kế và những người làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
– Quan hệ của người làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế.
– Liệt kê di sản thừa kế bao gồm những gì
Trong trường hợp có khiếu nại, tố cáo về vấn đề có bỏ sót hoặc giấu giếm những người được hưởng di sản thừa kế hoặc trường hợp di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản. Bạn cần chuẩn bị đơn khiếu nại, tố cáo và nộp trực tiếp tới tổ chức hành nghề công chứng niêm yết.
Hết thời hạn 15 ngày niêm yết, UBND cấp xã, phường có trách nhiệm xác nhận di sản thừa kế, không có tranh chấp và không còn người thừa kế nào khác.
Bước 4: Hướng dẫn ký Văn bản khai nhận di sản
Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ:
– Nếu đã có dự thảo Văn bản khai nhận: Công chứng viên kiểm tra các nội dung trong văn bản đảm bảo không có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội…
– Nếu chưa có dự thảo: Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, người thừa kế đọc lại nội dung, đồng ý và sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Bước 5: Ký chứng nhận và trả kết quả
Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ đã nêu ở trên để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận này.
Sau khi ký xong sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính Văn bản khai nhận cho người thừa kế.
2. Thời hiệu xác nhận quyền thừa kế hợp pháp:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
Theo đó thời hiệu để những người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình là hợp pháp hoặc bác bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế khác là 10 năm tính từ thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản thừa kế chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết theo quy định pháp luật.
3. Ý nghĩa của việc quy định thời hiệu xác nhận quyền thừa kế hợp pháp:
– Đối với người được hưởng di sản thừa kế: đảm bảo quyền đối với di sản thừa kế được sử dụng ổn định, không có tranh chấp; đồng thời cũng nhằm thúc đẩy người có quyền đối được hưởng di sản thừa kế thực hiện việc khai nhận di sản trong thời gian nhất định; Đảm bảo các tài liệu, chứng cứ còn nguyên vẹn để có thể chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với di sản
– Đối với cơ quan tiến hành tố tụng: việc quy định thời hiệu xác nhận quyền thừa kế hợp pháp một mặt giúp hạn chế số lượng vụ việc có yêu cầu giải quyết tới Tòa án, mặt khác giúp Tòa án có thể tập trung giải quyết những vụ việc thừa kế gần nhất để đảm bảo lợi ích cho đương sự và việc xác minh, giải quyết sẽ tiết kiệm thời gian hơn do các tài liệu chứng cứ vẫn còn tồn tại hợp pháp.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết
Bộ luật Dân sự năm 2015.