Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác đã được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015. Vậy cụ thể hình phạt tội cố ý gây thương tích dùng hung khí nguy hiểm được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Dùng hung khí nguy hiểm được quy định như thế nào?
- 2 2. Hình phạt tội cố ý gây thương tích dùng hung khí nguy hiểm:
- 3 3. Dùng hung khí nguy hiểm có được coi là tình tiết tăng nặng không?
- 4 4. Điều kiện hưởng án treo khi phạm tội cố ý gây thương tích?
- 5 5. Dùng gậy gây thương tích 35% bị xử lý như thế nào?
1. Dùng hung khí nguy hiểm được quy định như thế nào?
Dùng hung khí nguy hiểm là một trong những tình tiết có khả năng gây ra nguy hại lớn cho nạn nhân. Dùng hung khí nguy hiểm được quy định cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 134 của
Dùng hung khí nguy hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015, là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I của Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự do Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành, để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Ví dụ: Theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I của Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự do Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành, thì dao nhọn là phương tiện nguy hiểm và đã được A sử dụng gây thương tích cho B thì thuộc trường hợp dùng hung khí nguy hiểm.
Vũ khí là khái niệm chuyên ngành để chỉ các loại trang thiết bị, chỉ các loại phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí được xác định là súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Phương tiện nguy hiểm được xác định là công cụ, được xác định là những dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống và nhu cầu cơ bản của con người (hay còn gọi là phục vụ trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công, cụ thể như sau:
– Về công cụ và dụng cụ. Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn …;
– Về vật mà người phạm tội chế tạo ra. Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ …;
– Về vật có sẵn trong tự nhiên. Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt …
Như vậy có thể nói, khái niệm hung khí nguy hiểm theo như phân tích nêu trên tồn tại dưới các dạng cơ bản sau:
Thứ nhất, hung khí nguy hiểm được xác định là các công cụ hoặc dụng cụ, hoặc vũ khí, vật liệu do con người tự chế tạo ra.
Thứ hai, hung khí nguy hiểm được xác định là các vật có sẵn trong tự nhiên.
Và đặc biệt, có thể nói đặc tính của hung khí nguy hiểm là các vật đặc định và không thể tự di chuyển nếu không có sự tác động của con người, và khi được con người sử dụng theo chí của mình nhằm mục đích gây ra thương tích cho người khác thì sẽ được xác định đó hung khí nguy hiểm. Như vậy có thể nói, điểm mấu chốt để xác định vũ khí và công cụ trở thành hung khí nguy hiểm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người.
2. Hình phạt tội cố ý gây thương tích dùng hung khí nguy hiểm:
Hành vi cố ý gây thương tích hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật hình sự năm 2015 nếu thỏa mãn cấu thành tội phạm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khoẻ người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác. Hành vi khách của tội phạm này được quy định là hành vi gây thương tích hoặc hành vi gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc là lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội có thể mong muốn hậu quả thương tích hoặc hậu quả tổn hại cho sức khoẻ nhưng cũng có thể chỉ chấp nhận các hậu quả này. Hậu quả mà cấu thành tội phạm mô tả là thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe ở mức độ có tỷ lệ tổn thương cơ thể là 11% trở lên, hoặc dưới tỷ lệ 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
– Dùng vũ khí và vật liệu nổ, dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng các thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người. Vũ khí trong trường hợp này có thể là dao găm, kiếm, mã tấu hoặc phi tiêu … vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng tương tự. Thủ đoạn gây hại cho nhiều người là thủ đoạn có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn hại không chỉ cho một người mà cho nhiều người như thủ đoạn bỏ hóa chất gây ngộ độc vào thức ăn chung của gia đình …;
– Dùng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm. Axit nguy hiểm được xác định là các loại axít có khả năng gây tổn thương đến bộ phận cơ thể người khi tiếp xúc với những axit này, hóa chất nguy hiểm được nêu ở điều luật này là hóa chất bất kỳ nhưng không phải là axít có khả năng gây tổn hại đến sức khỏe con người;
– Đối với người dưới 16 tuổi hoặc phụ nữ biết là có thai, người già yếu hoặc ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
– Đối với ông bà hoặc cha mẹ hoặc thầy cô giáo của mình, có hành vi phạm tội với người nuôi dưỡng mình hoặc chữa bệnh cho mình;
– Phạm tội có tổ chức hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội;
– Trong thời gian đang giam giữ hoặc đang chấp hành hình phạt tù theo bản án có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đang chấp hành các biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dưỡng và các cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
– Có tính chất côn đồ hoặc phạm tội đối với người đang thi hành công vụ, hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Như vậy, hành vi cố ý gây thương tích dùng hung khí nguy hiểm (không cần xét đến tỷ lệ thương tích của nạn nhân) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 1 Điều 134 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Các đối tượng này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Dùng hung khí nguy hiểm có được coi là tình tiết tăng nặng không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì chỉ 15 tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
– Phạm tội có tổ chức;
– Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
– Phạm tội có tính chất côn đồ;
– Phạm tội vì động cơ đê hèn;
– Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
– Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
– Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, phạm tội với những đối tượng được xác định là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
– Lợi dụng hoàn cảnh bất khả kháng, hoàn cảnh khách quan, hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
– Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
– Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
– Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Như vậy, tình tiết dùng hung khí nguy hiểm chỉ là tình tiết định khung hình phạt (điểm a khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015), không được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015.
4. Điều kiện hưởng án treo khi phạm tội cố ý gây thương tích?
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu chào các luật sư ạ. Luật sư cho cháu hỏi: Cố ý gây thương tích cho người khác vào khoản 2 Bộ luật hình sự. Khi ra tòa bên nguyên đơn xin rút đơn không kiện cáo gì nữa thì bên bị cáo có về được án treo không ạ?
Luật sư tư vấn:
Điều 155
Như vậy, theo quy định trên thì đối với tội cố ý gây thương tích, chỉ những vụ án về tội theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì mới thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Trường hợp của bạn nói trên, thuộc vào khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, thì không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, mặc dù người bị hại đã tự nguyện rút đơn thì bạn của bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì bị phạt tù từ hai năm đến sáu năm. Như vậy, nếu bạn đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì mức hình phạt của bạn là phạt tù từ 02 năm đến 06 năm. Việc bên bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố hoặc có đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì đây có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bạn.
Về việc hưởng án treo thì Điều 65 Bộ luật hình sự 2015. Như vậy, điều kiện để được hưởng án treo là bị phạt tù không quá 03 năm, phải có nhân thân tốt và phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Điều này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC như sau:
Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
– Có nhân thân tốt.
Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự 2015.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015
– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
– Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, để được hưởng án treo, ngoài việc bị xử phạt không quá ba năm tù còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa sẽ được xem xét tại phiên tòa xét xử.
5. Dùng gậy gây thương tích 35% bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư như sau: Em trai tôi đi chơi tối bị 1 nhóm thanh niên vây đánh trong đó có 2 thanh nên dùng gậy tre đánh gây chấn thương sọ não với mức tổn hại sức khỏe giám định là 35%. Gia đình tôi đã nhận số tiền chi phí điều trị hậu quả gây thương tích là 33.000.000 đồng, ngoài ra chưa nhận một khoản bồi thường nào khác. Gia đình tôi đã làm đơn kiện nhưng do 2 thanh niên gây thương tích đã đi khỏi địa bàn từ khi gây ra thương tích hiện nay đã được 8 tháng. Cho tôi hỏi trường hợp của em trai tôi sẽ được nhận những khoản bồi thường nào theo quy định, và 2 thanh niên cố ý gây thương tích phải nhận trách nhiệm hình sự ra sao? Xin chân thành cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Từ những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi trả lời cho từng câu hỏi của bạn như sau:
Thứ nhất, em trai bạn sẽ nhận được những khoản bồi thường nào?
Theo thông tin bạn cung cấp thì em trai bạn đi chơi tối và bị một nhóm thanh niên vây đánh, trong đó có hai thanh niên dùng gậy tre đánh gây chấn thương sọ não, với mức tổn hại sức khỏe giám định là 35%. Có thể thấy ở đây, em trai bạn đã bị tổn hại về sức khỏe do hành vi xâm phạm của những thanh niên kia, đặc biệt là hai thanh niên dùng gậy tre đánh. Và do vậy, có thể xác định, ở đây em trai bạn là người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, và người gây ra thiệt hại ở đây là nhóm thanh niên đã đánh em trai bạn.
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật (Điều 33 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Đồng thời, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác.
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại đã được quy định cụ thể tại Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể: Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Trong trường hợp cụ thể của em trai bạn, có thể thấy, việc em trai bạn bị chấn thương sọ não và bị tổn hại sức khỏe với mức 35% là do hành vi đánh người của nhóm thanh niên kia. Có thể thấy, thiệt hại của em bạn ở đây do nhiều người cùng gây ra, do vậy, khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì căn cứ theo Điều 587 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Theo quy định tại Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên thì tất cả những người thuộc nhóm thanh niên kia đã đánh em trai bạn sẽ phải có trách nhiệm liên đới bồi thường cho em trai bạn. Và mức độ bồi thường đối với từng người sẽ được xác định theo mức độ lỗi của họ trong việc gây ra thiệt hại; nếu không xác định được mức độ lỗi thì lúc đó họ sẽ phải bồi thường theo phần bằng nhau.
Về mức bồi thường: Theo quy định của pháp luật thì nhóm thanh niên kia sẽ phải liên đới bồi thường cho em trai bạn theo các khoản bồi thường.
Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu trên, đồng thời hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP, thì có thể xác định nhóm thanh niên kia sẽ phải liên đới bồi thường cho em bạn theo các khoản bồi thường như sau:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của em trai bạn. Cụ thể bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa em trai bạn đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X- quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho em trai bạn theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho em trai bạn nếu có.
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của em trai bạn.
Khoản này được áp dụng đối với trường hợp nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, em trai bạn có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị tổn hại nên họ phải đi điều trị, dẫn đến việc bị mất hoặc giảm sút khoản thu nhập thực tế đó. Do đó, họ sẽ được bồi thường khoản thu nhập thực tế hoặc bị giảm sút đó.Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, mà em trai bạn chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì sẽ không được bồi thường.
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc em trai bạn trong thời gian điều trị.
Trong trường hợp sau khi điều trị mà em trai bạn mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc, thì người chăm sóc em trai bạn sẽ được hưởng một khoản tiền bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc em trai bạn.
– Ngoài ra, em trai bạn còn được bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần khi sức khỏe bị xâm phạm. Mức độ tổn thất về tinh thần căn cứ vào sự sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt của gia đình và cá nhân… Về khoản tiền bồi thường bù đắp về tinh thần sẽ do hai bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức độ bồi thường sẽ được xác định theo quy định của pháp luật, nhưng tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Chính vì vậy, bạn cần căn cứ vào các quy định của pháp luật đã được phân tích nêu trên để xác định mức bồi thường cụ thể cho em trai bạn. Đồng thời, như thông tin bạn đã cung cấp thì gia đình bạn đã nhận được số tiền chi phí điều trị hậu quả gây thương tích là 33 triệu đồng, và chưa nhận một khoản tiền bồi thường nào khác. Do vậy, bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện những người thuộc nhóm thanh niên kia để yêu cầu bồi thường thiệt hại cho em bạn. Số tiền 33 triệu đồng bồi thường trước sẽ được trừ khi tính số tiền bồi thường còn lại của những người kia.
Thứ hai, hai thanh niên đã dùng gậy tre đánh, và tham gia vào nhóm thanh niên đánh em trai bạn, dẫn đến việc em trai bạn bị chấn thương sọ não, và tỷ lệ tổn thương cơ thể 35% thì có bị xử lý hình sự không?
Theo thông tin bạn đưa ra thì em trai bạn bị chấn thương sọ não và tỷ lệ tổn thương cơ thể 35%, do vậy, người đã đánh em trai của bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.
Và đối với hai thanh niên dùng gậy tre đánh em bạn thì xét thấy, với hung khí là gậy tre, thì căn cứ theo nghị quyết 01/2006/NQ- HĐTP và hướng dẫn tại tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ- HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án án nhân dân tối cao, thì gậy tre cũng có thể được xem là hung khí nguy hiểm. Do vậy việc dùng gậy tre để đánh, gây thương tích cho em bạn được xem là tình tiết tăng nặng để xác định khung hình phạt.
Theo quy định của Điều 155
Trong trường hợp gậy được xác định là hung khí nguy hiểm, với tình tiết gây tổn hại sức khỏe 35%, gây chấn thương sọ não cho em trai bạn thì thành vi gây thương tích của nhóm thanh niên kia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 2015, vì vậy, trong trường hợp này sẽ không phụ thuộc vào việc gia đình bạn có yêu cầu khởi tố hay không.
Trong trường hợp này em trai bạn hoàn toàn có quyền tố cáo hành vi của họ lên cơ quan công an điều tra có thẩm quyền để điều tra, làm rõ vụ việc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự do Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành.