Hành vi đánh người gây thương tích là hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng cảu người khác sẽ bị áp dụng mức xử phạt nghiêm khắc. Vậy mức bồi thường thiệt hại khi đánh người gây thương tích được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
- 2 2. Mức bồi thường thiệt hại khi đánh người gây thương tích?
- 3 3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh người gây thương tích:
- 4 4. Tố cáo hành vi đánh người gây thương tích thế nào?
- 5 5. Đánh người gây thương tích có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại không?
1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được biết đến là một hình thức trách nhiệm dân sự. Một cá nhân chỉ bị áp dụng hình thức này nếu có hành vi gây thiệt hại quyền của cá nhân, tổ chức khác. Để hoàn tất trách nhiệm này cá nhân phải có trách nhiệm đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại để khắc phục một phần hoặc toàn bộ hậu quả xảy ra. Theo ghi nhận tại khoản 1 Điều 584
Theo quy định trên, cá nhân chỉ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người này thực hiện hành vi gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại.
Vì vậy, cá nhân có hành vi đánh người khác mà gây thiệt hại về sức khỏe của người đó, trong trường hợp nặng hơn người bị đánh có thể bị xâm phạm về tính mạng thì người thực hiện hành vi đánh người khác phải có trách nhiệm bồi thượng thiệt hại cho người bị đánh.
2. Mức bồi thường thiệt hại khi đánh người gây thương tích?
Hành vi tác động của một cá nhân mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người khác sẽ không thể tránh khỏi việc bồi thường thiệt hại tinh thần và vật chất của người bị hại. Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể mức bồi thường đối với hành vi đánh người gây thương tích vì mức bồi thường phụ thuộc vào tỷ lệ tổn thương cơ thể cũng như nhiều yếu tố khác. Nên trong phạm vi giải quyết vấn đề này thì pháp luật chỉ ghi nhận các khoản chi phí phải bồi thường phát sinh sau hành vi vi phạm. Căn cứ Điều 590
– Nếu người bị xâm phạm sức khỏe, tính mạng mà phải mất thời gian điều trị tại trung tâm khám chưa bệnh hoặc điều trị tại nhà thì tất cả các khoản chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại thì phải có trách nhiệm chi trả;
– Vì ảnh hưởng sức khỏe mà người bị gây thương tích không còn nguồn thu nhập thực tế ổn định như trước, bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; Đối với trường hợp nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Nếu cá nhân bị hành hung cần có người chăm sóc trong khoảng thời gian này thì người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị cũng được tính vào chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất để bên có hành vi vi phạm thực hiện bồi thường;
– Ngoài ra, nếu có những thiệt hại khác do luật quy định khác;
– Theo ghi nhận trong điều này thì cũng nêu rõ: người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo trường hợp nêu trên, đồng thời phải có một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Nếu cá nhân này bị ảnh hưởng về tinh thần thì cần có trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị hại, mức bồi thường có thể do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy, theo quy định đánh người gây thương tích phải bồi thường khi xâm phạm sức khỏe người khác như sau:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Như vậy, cá nhân thực hiện hành vi gây thương tích với một người khác phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xâm phạm sức khỏe. Theo ghi nhận thì những khoản chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng đã bị mất sản xuất của người thiệt hại phải được tính đến; Ngoài ra, do bị ảnh hưởng về sức khỏe mà thu nhập của người này bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc bị mất thì người thực hiện hành vi gây thương tích có trách nhiệm hỗ trợ và bồi thường khoản tiền này; thậm chí những người mất thời gian công sức tiền bạc đã tiến hành chăm sóc người bị hành hung cũng nằm trong những đối tượng được bồi thường thiệt hại về khoảng thời gian này.
3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh người gây thương tích:
Hành vi đánh người gây thương tích được xếp vào hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng nên theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP mức xử phạt về vi phạm quy định về trật tự công cộng với từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Cá nhân cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng mà khi đi có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
– Với các khu vực được sử dụng vì quốc phòng, an ninh đã có biển cấm thu thập thông tin về hình ảnh mà vẫn tiến hành việc quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm này;
– Đối tượng có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục với cá nhân là hành vi đang xâm phạm thân thể của người khác và pháp luật hoàn toàn nghiêm cấm. Nếu thực hiện hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục với cá nhân khác thì có thể áp dụng mức phạt này;
– Nếu có cơ sở cho thấy hành vi của một người là khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;
– Đối với trường hợp sản phẩm được thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ thì phải tiến hành đăng ký theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Trong quá trình, các sản phẩm có chủng loại và chất lượng không đảm bảo theo sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền;
– Nếu có hành vi sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, đưa những chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại khi không được phép vào trong môi trường tự nhiên.
Như vậy, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi xâm phạm sức khỏe người khác bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Theo ghi nhận trong
4. Tố cáo hành vi đánh người gây thương tích thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Luật sư! Tôi có sự việc muốn nhận được lời khuyên từ Luật sư; Anh trai tôi hiện đang xây nhà trên đất do bố tôi cho, nhưng trong quá trình xây dựng bố con không có sự thống nhất về quan điểm nên có một số lời qua tiếng lại với nhau. Trong đó có ông thông gia tức là bố của chị dâu tôi thường ghé nhà đang xây dựng của con gái và nhiều lần buông lời đe doạ đánh bố tôi. Đến ngày hôm qua sau khi lời qua tiếng lại, ông thông gia và con trai của ông ấy đã dùng xẻng đánh bố tôi, chấn thương sọ não vừa mổ và đang điều trị tại bệnh viện. Điều đáng nói ở đây chính là thái độ của gia đình bên kia rất hống hách và thờ ơ với những việc mình đã gây ra. Nay tôi muốn làm thủ tục kiện và yêu cầu pháp luật can thiệp vậy xin luật sư hướng dẫn cho tôi mọi thủ tục cần thiết để mang lại công bằng cho bố tôi. Xin chân thành cảm ơn quý luật sư.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 134
Như vậy, bạn phải đưa bố bạn đi giám định thương tật xem tỷ lệ thương tật bị gây ra là bao nhiêu %? Trước tiên, bạn làm đơn tố cáo gửi tới Công an cấp huyện nơi người có hành vi đánh bố bạn đang cư trú, sau đó xin
Ngoài ra, gia đình bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
– Khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
5. Đánh người gây thương tích có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư hiện tại em đang ở Đài Loan mấy hôm trước em với một người bạn của em có cãi tiếng to tiếng nhỏ với nhau trong lúc nấu thức ăn cho bữa tối tại nhà bếp vì tức giận nên em đã đập vỡ cái đĩa vã lại đó là đồ dùng của em, trong lúc đó có ba người khác cũng vừa đi làm về nghe thấy em nói to tiếng nên đã có ý khiêu khích và họ đã động tay động chân của họ xâm phạm đến thân thế em, vì họ có ba người còn em thì chỉ có một nên em mới nói với người động tay chân trước với em là: nếu bọn bây đứa nào thích động đến tay chân thì ra chỗ trống để đánh tay đôi với nhau, kẻ thua người thắng tự biết lấy, còn những người khác không liên quan thì đừng có tham gia vào vì ba đánh một chẳng hay tí nào, thế nhưng lúc em với người ấy đang giằng co thì một người thứ 3 lại cầm hung khí vật cứng đập vào đầu em, làm em bị thương rách da đầu rồi phải đi cấp cứu để khâu vết thương em có nằm viện một ngày và giờ mỗi ngày phải uống thuốc theo đơn của bác sĩ cùng với việc hàng ngày phải đi thay băn . Theo luật sư em có thể khởi kiện hoặc yêu cầu người này phải bồi thường thiệt hại cho em không ạ, vì em cũng không biết tỉ lệ thương tật của em là bao nhiêu hiện giờ e rất bối rối và hoang mang, em mong luật sư giải đáp giùm em được không ạ..! Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“ Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”.
Tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm:
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Như vậy, căn cứ theo quy định Bộ luật dân sự 2015, nếu trong trường hợp người kia đánh anh, làm anh bị thương rách da đầu phải đi cấp cứu và bị thiệt hại về sức khỏe thì có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định.
Mức bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 và theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
– Khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.