Việc yêu cầu phân chia di sản thừa kế sẽ bị giới hạn trong một khoảng thời gian theo pháp luật quy định để người thừa kế thực hiện quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế hoặc giải quyết tranh chấp khi chia di sản thừa kế. Vậy thời hiệu đó trong vòng bao nhiêu lâu?
Mục lục bài viết
1. Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bao nhiêu lâu?
1.1. Thời hiệu yêu cầu chia di sản được hiểu như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 144
Theo quy định tại Điều 149
Và căn cứ Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 thời hiệu thừa kế hay có thể hiểu là thời hiệu khởi kiện về việc phân chia di sản thừa kế được pháp luật quy định và bắt đầu được tính từ thời điểm mở thừa kế hay chính là thời điểm mà người để lại di sản thừa kế chết.
1.2. Đặc điểm của thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế:
Thứ nhất, thời hiệu thừa kế sẽ do pháp luật quy định và mang tính chất bắt buộc đối với các chủ thể tham gia quan hệ thừa kế. Do đó, khi có các quan hệ tranh chấp xảy ra, các chủ thể không thể thỏa thuận với nhau về thời hiệu này. Như vậy, có thể hiểu sự tồn tại của thời hiệu thừa kế sẽ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những người thừa kế và do đó mọi thỏa thuận của những người thừa kế về việc áp dụng thời hiệu đều không có giá trị pháp lý. Đồng thời, việc áp dụng các quy định về thời hiệu di sản thừa kế cũng là quy định bắt buộc đối với
Thứ hai, thời hiệu thừa kế chính là cơ sở.Để thực hiện các quyền thừa kế, đồng thời là cơ sở để
Như vậy, người thừa kế sẽ phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thời hiệu phân chia di sản thừa kế để thực hiện quyền thừa kế của mình. Cơ quan tiến hành tố tụng là tòa án sẽ phải lấy đó làm căn cứ để thụ lý vụ việc dân sự. Cụ thể, người thừa kế chỉ có quyền khởi kiện kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu hết thời gian mà pháp luật quy định để thực hiện việc yêu cầu phân chia di sản thừa kế hoặc khởi kiện yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác và cũng có thể thực hiện quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
1.3. Quy định về thời hiệu thừa kế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự quy định về thời hiệu thừa kế theo đó:
Trong thời gian 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản là di sản thừa kế chưa chia thì những người thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật của người để lại di sản sẽ có quyền yêu cầu chia di sản. Tuy nhiên, nếu hết thời gian quy định này mà những người thừa kế không có yêu cầu chia di sản thì di sản đó mặc nhiên sẽ thuộc quyền sở hữu của những người thừa kế đang trực tiếp quản lý, sử dụng.
Nếu như trong trường hợp không có người thừa kế quản lý di sản thì di sản đó sẽ thuộc sở hữu của người đang chiếm hữu hoặc đang được lợi về tài sản mà không có căn cứ theo quy định của pháp luật nhưng thuộc trường hợp ngay tình, công khai, liên tục trong thời gian 10 năm trở lên đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản thì người đó sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản đó.
Nếu như trong trường hợp di sản của người chết để lại không có người thừa kế đang quản lý, sử dụng và đồng thời cũng không có người đang chiếm hữu ngay tình theo quy định tại điều 236 Bộ luật dân sự thì di sản đó sẽ thuộc về quyền sở hữu của nhà nước.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 623 Bộ luật dân sự thì thời hiệu 10 năm để người thừa kế yêu cầu xác định tư cách chủ thể có quyền được hưởng di sản hoặc có quyền yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của những người khác. Như vậy có thể hiểu thời hạn 10 năm chính là điều kiện về thời gian để người được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình là người có quyền được hưởng di sản mà những người thừa kế khác cho rằng người thừa kế này đã có vi phạm tại Điều 621 Bộ luật dân sự.
Nếu như trường hợp người để lại di sản có nghĩa vụ cần phải thực hiện đối với người khác thì những người thừa kế sẽ phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản được hưởng và nghĩa vụ của người thừa kế để lại cũng cần phải thực hiện trong một phạm vi thời hạn do luật quy định. Có nghĩa là nếu như hết thời hạn đó mà người thừa kế chưa thực hiện nghĩa vụ này thì sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ đó nữa. Hay nói cách khác là nghĩa vụ của người thừa kế sẽ chấm dứt theo quy định về thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ. Và căn cứ theo khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự thì thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
2. Ý nghĩa của việc quy định thời hiệu thừa kế:
Đối với giải quyết vụ việc dân sự khi giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và thừa kế nói riêng thì tòa án sẽ phải tiến hành điều tra, thu thập các chứng cứ để xác định sự thật khách quan. Do đó, nếu thời gian đã trôi đi quá lâu thì quá trình thu thập chứng cứ khó để có thể đảm bảo chính xác. Do đó, quy định về thời hiệu thừa kế sẽ tạo ra cái điều kiện để đảm bảo cho chứng cứ tồn tại và giúp cho tòa án có thể có điều kiện để tập trung giải quyết những tranh chấp thừa kế mới xảy ra kịp thời và bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp.của người
Đối với người được hưởng di sản thừa kế thì việc quy định thời hiệu thừa kế sẽ giúp người để lại di sản thừa kế cũng như người được hưởng di sản thừa kế sẽ chủ động hơn, yên tâm hơn trong việc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì trong trường hợp nếu không có quy định về thời hiệu, những người được hưởng thừa kế sẽ luôn bị đe dọa bởi tranh chấp có thể xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, mặt khác thì quy định này cũng sẽ giúp nâng cao trách nhiệm của người được hưởng thừa kế khiến cho họ phải cố gắng thực hiện quyền khởi kiện quyền yêu cầu của mình trong một khoảng thời gian nhất định để tránh mất quyền khởi kiện và quyền yêu cầu của mình.
Đối với đời sống xã hội thì khi quyền sở hữu của một chủ thể bị xâm phạm thì pháp luật cũng quy định người đó có quyền khởi kiện tại tòa án trong một thời hạn nhất định theo quy định của luật. Và việc Tòa án sẽ giải quyết các tranh chấp phát sinh chính là để góp phần ổn định các quan hệ xã hội.
Giảm thiểu sự quá tải của cơ quan giải quyết tranh chấp nếu như không quy định thời hiệu đối với tất cả các quan hệ dân sự thì sẽ dẫn đến những trường hợp vụ án bị kéo dài mà không có điểm dừng. Do đó, ở góc độ nào thì cũng sẽ gây khó khăn cho cơ quan xét xử và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Vì vậy, quy định về thời hiệu thừa kế sẽ nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết
Bộ luật Dân sự năm 2015.