Di sản để lại của người mất nếu không có di chúc thì sẽ chia theo các hàng thừa kế mà pháp luật dân sự quy định. Vậy, Con nuôi và con ruột ai được ưu tiên hưởng thừa kế hơn? Khi nào một người bị truất quyền thừa kế?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để được công nhận là con nuôi:
Hiện nay, thuật ngữ con nuôi được sử dụng rộng rãi phổ biến tại các khu vực nông thôn và thành thị nhưng bạn đọc nên biết không phải trường hợp nào gọi là con nuôi cũng được pháp luật chấp thuận để người này được hưởng quyền thừa kế như con đẻ. Để được công nhận là con nuôi hợp pháp các bên phải tiến hành đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
– Những các cá nhân này phải đảm bảo những điều kiện theo quy định của Luật con nuôi năm 2010, cụ thể:
+ Xét về điều kiện người nhận con nuôi và con nuôi đều phải đảm bảo về độ tuổi nhất định. Theo đó, người nhận nuôi con phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+ Cá nhân khi có nhu cầu nhận nuôi con nuôi phải có hành vi dân sự đầy đủ; xét đến vấn đề về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở cũng phải đảm bảo để đáp ứng được cuộc sống cơ bản cho người nhận nuôi và con nuôi;
+ Yếu tố liên quan đến tư cách đạo đức cũng phải được đề cao và xem xét trước khi để cho người nhận nuôi con nuôi. Thông thường cá nhân này sẽ được đánh giá với tư cách đạo đức tốt, mối quan hệ với những người xung quanh không có mâu thuẫn hoặc không có vi phạm pháp luật;
+ Liên quan đến độ tuổi của người con nuôi. Theo quy định của pháp luật hiện hành con nuôi ở thời điểm được nhận nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi; trường hợp ngoại lệ, nếu từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chỉ được cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Những cá nhân không có mối quan hệ thân thích huyết thống thì sẽ không được nhận trong trường hợp này.
– Không chỉ cần đáp ứng điều kiện cơ bản giữa người nhận nuôi và con nuôi. Nhận nuôi con nuôi phải được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của con nuôi hoặc của người nhận nuôi; đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì Sở tư pháp tỉnh, thành phố sẽ có trách nhiệm thực hiện thủ tục này.
Như vậy, nhận con nuôi có hợp pháp hay không cần phải đảm bảo những điều kiện nêu trên. Trong trường hợp nếu chỉ “nhận nuôi con bằng miệng” thì không phát sinh mối quan hệ con nuôi và
Trong trường hợp nếu người nhận nuôi con nuôi và con nuôi đã được đăng ký và cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền thì khi cha mẹ nuôi chết đi con nuôi hay con đẻ đều hưởng quyền thừa kế ngang nhau. Đáng lưu ý: con nuôi không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì không được hưởng thừa kế theo pháp luật nhưng vẫn có thể được hưởng thừa kế theo di chúc của cha mẹ nuôi. Trên thực tế, tình trạng này diễn ra khá nhiều dẫn đến xảy ra những tranh chấp với phân chia đa dạng thời thực tế giữa con nuôi và con đẻ sau khi cha mẹ chết đi.
Vì vậy, tác giả khuyến cáo để đảm bảo quyền lợi lợi ích hợp pháp của cả cha mẹ nuôi và người con nuôi thì việc nuôi con nuôi phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
2. Con nuôi và con ruột ai được ưu tiên hưởng thừa kế hơn?
Pháp luật dân sự ghi nhận, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho các hàng thừa kế; trong trường hợp không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật. Liên quan đến mối quan hệ thừa kế giữa con nuôi cha nuôi mẹ nuôi và cha mẹ đẻ thì
Với ghi nhận nêu trên thì con nuôi và cha nuôi mẹ nuôi được hưởng di sản của nhau và người con nuôi có thể được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 đã trình bày rõ các hàng thừa kế theo pháp luật với thứ tự dưới đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
– Những người thừa kế được ghi nhận tại điều này khi chia di sản theo pháp luật sẽ hưởng các phần di sản bằng nhau, không có sự phân biệt về vị thế hay giới tính;
– Bạn đọc cũng cần đặc biệt lưu ý những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không có ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hoặc cá nhân này không có quyền hưởng di sản bị chết quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo quy định tại Điều 621 và Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thuộc hàng thừa kế không được quyền hưởng di sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người thừa kế trong hàng thừa kế từ chối nhận di sản;
– Người hưởng di sản thừa kế đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng sức khỏe hoặc về hành vi ngược đã nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản; Ngoài ra, còn có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của người để lại di sản;
– Đối với trường hợp người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản thì cũng không được quyền hưởng di sản;
– Người được hưởng di sản bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người thừa kế khác vì mục tiêu nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản của người thừa kế đó có quyền hưởng;
– Cần xem xét người hưởng di sản có hành vi lừa dối cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản, lập di chúc theo ý chí của mình; có hành vi tác động làm giả mạo di chúc, sửa chữa, hủy bỏ, che giấu di chúc để trục lợi cho cá nhân nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái ý chí của người để lại di sản;
Như vậy, với tất cả các thông tin đã phân tích ở trên con nuôi hay con ruột không có ai được ưu tiên hưởng quyền thừa kế hơn ai nếu hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi được pháp luật cho phép và công nhận. Con nuôi hay con ruột đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên đều có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản. Đối tượng này đều có khả năng không được quyền hưởng di sản nếu vi phạm một trong các trường hợp được ghi nhận tại điều 621 và Điều 622 Bộ luật Dân sự đã nêu trên.
3. Khi nào một người bị truất quyền hưởng thừa kế?
Theo ghi nhận tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 có đề cập đến vấn đề truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Đây là một trong những quyền của người lập di chúc trong việc chỉ định hoặc bị truất quyền hưởng di sản của mình cho một người cá nhân.
Hiện nay, truất quyền thừa kế được hiểu đầy đủ là việc người để lại di sản thừa kế không muốn để lại phần tài sản của mình trong một người khác, ý của người này sẽ được ghi nhận trong di chúc hợp pháp. Đây là quyền của người để lại di chúc mà pháp luật đã cho phép thực hiện, chính vì vậy những người không được hưởng di sản thừa kế theo di chúc phải nghiêm túc chấp hành.
Đồng thời, việc truất quyền thừa kế một ai đó cũng liên quan đến việc chia di sản thừa kế pháp luật được ghi nhận tại Khoản 3 Điều 651 như sau: di sản được chia theo hàng thừa kế mà người ở hàng thừa kế sau chỉ được phép hưởng thừa kế nếu không có hàng thừa kế trước do cá nhân này đã chết và không có quyền hưởng di sản bị chất quyền lực di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Có thể thấy, việc bị truất quyền thừa kế chỉ được quyết định thông qua ý chí của người để lại di chúc. Đây là trường hợp duy nhất được ghi nhận trong bộ luật dân sự 2015 về vấn đề này.
Mở rộng vấn đề: Liên quan đến vấn đề hưởng di sản thừa kế thuật ngữ không được hưởng di sản thừa kế và bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thường gây ra nhiều nhầm lẫn. Bỏi, Không phải cá nhân nào cũng có thể hiệu chính xác thuật ngữ này nên tác giả bài viết quyết định cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn.
Điểm khác biệt rõ nhất giữa việc không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật và bị truất quyền ở di sản thừa kế theo di chúc đó là:
– Người không được hưởng di sản: được sử dụng trong trường hợp nếu người để lại di sản biết về hành vi của người thừa kế nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc thì những người này vẫn được hưởng mà không ai có thể ngăn cản;
– Cá nhân bị thất quyền hưởng di sản dùng để chỉ người để lại di chúc trong bản di chúc không ghi nhận quyền hưởng thừa kế của người này thì người này chỉ được hưởng di sản nếu Di chúc không có hiệu lực pháp luật.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Bộ Luật Dân sự 2015;
Luật con nuôi năm 2010.