Để thực hiện san, chiết, nạp GAS thì tổ chức, cá nhân phải đảm bảo những điều kiện cư bản mới được thực hiện. Vậy thương nhân có hành vi vi phạm về san, chiết, nạp GAS mà không có giấy phép được quy định sẽ bị áp dụng mức xử nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để được thực hiện san, chiết, nạp LPG (gas):
Gas ( tên gọi tiếng anh: Liquefied Petroleum Gas được viết tắt là LPG) là một loại khí dầu mỏ hóa lỏng được cấu tạo bởi các thành phần chính gồm propan (công thức hóa học C3H8) hoặc butan (công thức hóa học C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại này. Hiện nay, LPG đang được sử dụng thịnh hành trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó phải kể đến các lĩnh vực liên quan đến công nghiệp cũng như dân dụng, công dụng của LPG có thể kể đến:
+ Gas khi chiết xuất được sử dụng làm nhiên liệu hỗ trợ cho các phương tiện vận tải thực hiện chức năng của mình. Nếu đem ra so sánh giữa LPG thì quá trình sử dụng chất này cháy tốt hơn diesel hoặc xăng, vì ưu điểm vượt trội này cũng như hiệu năng tốt hơn và thân thiện với môi trường mà LPG ngày càng được ưa chuộng và được sử dụng phổ biến làm nhiên liệu cho các phương tiện vận tải;
+ Có thể sử dụng làm môi chất làm lạnh;
+ Đầu vào cho công nghiệp hóa chất;
+ Sử dụng gas ở trong lĩnh vực nông nghiệp với mục đích là sấy khô nông sản;
+ Ngoài ra, cũng có thể được sử dụng để sưởi ấm;
+ Hỗ trợ cho quá trình làm nhiên liệu trong nấu nướng;
+ Đối với trường hợp cần nhiên liệu để để chạy turbine phát điện thì hoàn toàn có thể sử dụng chất liệu này để thực hiện.
Với lợi ích, ưu điểm là vậy nhưng để đưa được chất khi nào vào trong các phương tiện thiết bị chuyên dùng thì cần có sự hỗ trợ của trạm nạp khí thực hiện dùng để nạp khí vào phương tiện vận tải; nạp vào xe bồn; nạp LPG vào chai. Theo quy định thì điều kiện để thực hiện việc nạp LPG thì phải tuân thủ điều kiện tại Điều 11 Nghị định 87/2018/NĐ-CP về trạm nạp LPG như sau:
– Thành lập trạm nạp thì phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận là thương nhân. Qúa trình thành lập này phải tuân thủ theo quy định của pháp luật;
– Quá trình hoạt động của trạm nạp phải được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng;
– Ngoài ra, cần phải đáp ứng các điều kiện liên quan đến phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, khi thực hiện việc chiết, nạp, LPG qua chai cần phải tuân thủ về điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định 87/2018/NĐ-CP như sau:
– Đối với trường hợp chiết, nạp, đối với chai LPG:
+ Chai LPG chỉ khi được kiểm định tất cả các kỹ thuật an toàn lao động, chứng nhận hợp quy theo quy định của pháp luật thì mới được lưu thông trên thị trường để đảm bảo an toàn;
+ Qúa trình chiết, nạp, đối với chai LPG phải đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn. Qúa trình này cần thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cần tuân thủ việc thực hiện kiểm định định kỳ theo quy định;
+ Có đầy đủ hồ sơ, nguồn gốc xuất xứ của nhà sản xuất theo quy định.
– Thực hiện san, chiết, nạp gas phải đảm bảo các điều kiện nhất định khi lựa chọn thực hiện hoạt động này đối với LPG chai, LPG chai mini:
+ Đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 87/2018/NĐ-CP;
+ Cần đảm bảo sự tương thích giữa khối lượng, chất lượng LPG trong chai phù hợp với nhãn hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng thương nhân đã công bố, được niêm phong đúng quy cách.
2. Mức xử phạt san, chiết, nạp Gas mà không có giấy phép:
Tổ chức khi thực hiện hành vi vi phạm quy định về điều kiện đối với trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào xe bồn, trạm nạp khí vào phương tiện vận tải, trạm cấp khí, trạm nén CNG thì có thể sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 40 Nghị định 99/2020/NĐ-CP . Cụ thể như sau:
– Mức phạt tền có thể được áp dụng với khung từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Tự ý thực hiện việc nạp LPG vào chai nhưng không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép;
+ Khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai nhưng hiệu lực của giấy này đã hết hiệu lực thì quá trình nạp LPG cũng không được tiếp tục thực hiện vì đánh giá có thể là không còn đủ điều kiện thực hiện việc này. Ngoài ra, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi mà vẫn cố tình vi phạm;
– Tổ chức thậm chí có thể áp dụng với mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Hoạt động nạp khí vào phương tiện vận tải nhưng hoạt động này được thực hiện khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí vào phương tiện vận tải hoặc quá trình nạp LPG vào xe bồn nhưng không đảm bảo yếu tố cơ bản là được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào xe bồn theo quy định;
+ Hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí vào phương tiện vận tải là một trong yếu tố quan trọng cần xác nhận, kiểm tra kỹ càng. Hành vi Nạp khí vào phương tiện vận tải khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí vào phương tiện vận tải đã hết hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí vào phương tiện vận tải đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi sẽ hoàn toàn bị nghiêm cấm;
+ Đối với việc nạp LPG vào xe bồn mà không đảm bảo yếu tố về Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG như giấy này đã hết hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào xe bồn nhưng vì có sai phạm đã bị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi;
Ngoài ra, khi có hành vi vi phạm thì tổ chức còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 cùng Điều trên (Sửa đổi bởi điểm b Khoản 9 Điều 4 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Đáng lưu ý: Theo quy định tại Điều Nghị định 99/2020/NĐ-CP thì mức phạt được trình bày phía trên sẽ là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì mức phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.
3. Trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí:
3.1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào xe bồn, trạm nạp LPG/LNG/CNG vào phương tiện vận tải để được chấp thuận và giải quyết nhanh chóng thì các giấy tờ của thủ tục này cần chuẩn bị đầy đủ, bao gồm:
– Cần có 01 Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp theo Mẫu số 07 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này. Trong mẫu này thì cá nhân tổ chức điền đầy đủ, rõ ràng cấc thông tin cá nhân, tổ chức cùng với đó nguyện vọng của mình cũng như là yếu tố chứng minh nguyện vọng của mình là chính đáng;
– Chuẩn bị thêm bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh nếu những tổ chức này thực hiện nhu cầu trên;
– Các tài liệu chứng minh trạm nạp được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng;
– Đồng thời, các tài liệu chứng minh cũng cần được chuẩn bị để thể hiện rõ việc đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
3.2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ
Cá nhân, tổ chức có tư cách pháp nhân chuẩn bị bộ hồ sơ được hưỡng dẫn tại mục 3.1. Sau đó, tiến hành mang bộ hồ sơ đến nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo hình thức sau:
– Bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện có thể gửi trực tiếp tại cơ quan;
– Có thể gửi qua đường bưu điện nếu cá nhân tổ chức không tiện đi lại do khoảng cách xa hoặc gặp bất kỳ bất lợi nào;
– Thậm chí có thể thực hiện qua mạng điện tử đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Trường hợp thương nhân chưa đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho thương nhân.
Nếu nhận thấy hồ sơ chưa hợp lệ và thực hiện việc từ chối cấp giấy chứng nhận phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho thương nhân.
Bước 3: Nộp phí thẩm định
Thương nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận khi hồ sơ hợp lệ và xét thất đủ điều kiện được cấp giấy thì có trách nhiệm nộp phí thẩm định điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thương mại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí hiện hành.
Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện san, chiết, nạp gas
Lưu ý: Giấy chứng nhận đủ điều kiện có thời hạn hiệu lực là 10 năm kể từ ngày cấp mới.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định 99/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực dầu khí;
– Nghị định số 87/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Về kinh doanh khí.