Những điều kiện, thủ tục cấp phép cơ sở bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài:
Căn cứ vào quy định Điều 27 Nghị định 09/2018/NĐ-CP hồ sơ cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo bao gồm các thành phần sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở để bán lẻ thực hiện theo mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP: mẫu đơn xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ mà nhà đầu tư nước ngoài cần phải điền đầy đủ thông tin và nộp đến cơ quan quản lý.
– Quy định về bản giải trình có nội dung:
+ Đối với địa điểm lập cơ sở bán lẻ: Trong bản giải trình, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải cung cấp về địa chỉ của cơ sở bán lẻ, mô tả cụ thể những khu vực chung, những khu vực có liên quan và những khu vực được sử dụng để lập cơ sở bán lẻ. Họ cũng cần phải giải trình về việc đáp ứng về điều kiện theo quy định. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cần cung cấp tài liệu về địa điểm lập cơ sở bán lẻ.
+ Đối với kế hoạch kinh doanh tại cơ sở bán lẻ: Trình bày những
+ Phương án về kế hoạch tài chính cho việc lập cơ sở bán lẻ: Nhà đầu tư nước ngoài phải báo cáo đến kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo về tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập trụ sở ở Việt Nam từ 01 năm trở lên. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cần phải giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn và nộp kèm theo tài liệu về tài chính.
– Đối với tài liệu của cơ quan thuế chứng minh nhà đầu tư nước ngoài không còn nợ thuế quá hạn: Nhà đầu tư nước ngoài cần phải cung cấp bằng chứng từ cơ quan thuế để chứng minh rằng họ không còn nợ thuế quá hạn.
– Nhà đầu tư nước ngoài cung cấp bản sao các giấy tờ sau:
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ (nếu có): Nếu trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư dự án lập cơ sở bán lẻ, thì nhà đầu tư nước ngoài cần cung cấp bản sao của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư này.
+ Bản sao Giấy phép kinh doanh: Bản sao của giấy phép kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài cũng cần phải được đính kèm trong hồ sơ.
– Bản giải trình về các tiêu chí tiêu chuẩn về môi trường và công nghệ trong trường hợp phải thực hiện ENT. Nhà đầu tư nước ngoài cần phải trình bày giải trình chi tiết về việc đáp ứng các tiêu chí ENT.
2. Quy trình xin cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài:
Căn cứ theo Điều 28 và Điều 29 của Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về nội dung trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài như sau:
Trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ nhất, đối với trường hợp cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp không phải thực hiện thủ tục ENT:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài
– Nhà đầu tư nước ngoài cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm 02 bộ.
– Nhà đầu tư nước ngoài có thể gửi hồ sơ theo hai phương thức: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử đến Cơ quan cấp Giấy phép.
Bước 2: Kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, thì Cơ quan cấp Giấy phép sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu trường hợp hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
Bước 3: Kiểm tra việc đáp ứng điều kiện
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, thì Cơ quan cấp Giấy phép sé kiểm tra về việc đáp ứng điều kiện.
– Nếu trường hợp không đáp ứng điều kiện, thì Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do không đáp ứng điều kiện.
– Nếu trường hợp đáp ứng điều kiện, thì Cơ quan cấp Giấy phép sẽ gửi hồ sơ đi kèm văn bản để lấy ý kiến từ Bộ Công Thương theo quy định.
Bước 4: Xem xét và chấp thuận cấp Giấy phép
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, thì Bộ Công Thương sẽ dựa vào nội dung tương ứng để có văn bản về việc chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.
– Đối với trường hợp từ chối, thì Bộ Công Thương phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do được sử dụng Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Bước 5: Cấp Giấy phép lập cơ sở cho nhà đầug tư nức ngoài
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, thì Cơ quan cấp Giấy phép sẽ cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.
– Đối với trường hợp Bộ Công Thương từ chối, thì Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do được sử dụng theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Đối với trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất thuộc trường hợp phải thực hiện ENT theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Hồ sơ cấp Giấy phép gồm 02 bộ có thể lựa chọn hình thức gửi trực tiếp, qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử đến Cơ quan cấp Giấy phép.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, thì Cơ quan cấp Giấy phép sẽ phải tiến hành kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu trường hợp hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, thì Cơ quan cấp Giấy phép sẽ có trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:
– Nếu đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện, thì Cơ quan cấp Giấy phép sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối.
– Cơ quan cấp Giấy phép sẽ đề xuất thành lập Hội đồng ENT theo quy định nếu trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ thành lập Hội đồng ENT trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị thành lập Hội đồng ENT.
Bước 4: Hội đồng ENT sẽ đánh giá các tiêu chí ENT quy định để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập.
Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận về việc đề xuất của Chủ tịch Hội đồng ENT:
– Đối với trường hợp văn bản kết luận đề xuất không cấp phép, thì Cơ quan cấp Giấy phép sẽ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối.
– Đối với trường hợp văn bản kết luận đề xuất cấp phép, thì Cơ quan cấp Giấy phép sẽ gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến của Bộ Công Thương theo quy định.
Bước 6: Bộ Công Thương sẽ căn cứ vào nội dung tương ứng quy định để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu trường hợp từ chối, thì Bộ Công Thương sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, thì Cơ quan cấp Giấy phép sẽ có trách nhiệm cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Nếu trường hợp Bộ Công Thương từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Điều kiện để lập cơ sở bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài:
Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, quy định về việc cơ sở bán lẻ được xác định là địa điểm thực hiện hoạt động bán lẻ.
Đồng thời, cũng quy định về những điều kiện lập cơ sở bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài theo Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:
– Trường hợp lập cơ sở bán lẻ thứ nhất:
+ Nhà đầu tư nước ngoài phải có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ: Nhà đầu tư nước ngoài cần phải có kế hoạch tài chính cụ thể để đảm bảo quá trình hoạt động của cơ sở bán lẻ.
+ Không còn nợ thuế quá hạn đối với trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên: Nhà đầu tư nước ngoài phải chứng minh được rằng mình không có nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập cơ sở bán lẻ tại Việt Nam trong ít nhất 01 năm.
+ Địa điểm để lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý: Nhà đầu tư nước ngoài cần phải đảm bảo rằng địa điểm để lập cơ sở bán lẻ của họ tuân thủ các quy hoạch liên quan đến khu vực thị trường địa lý.
– Trường hợp lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất:
+ Đối với trường hợp không phải thực hiện kiểm tra về nhu cầu kinh tế: Trong trường hợp này, thì nhà đầu tư nước ngoài cần phải đáp ứng các điều kiện quy định trên.
+ Đói với trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: Trong trường hợp này, thì nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện quy định trên và đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế theo tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết