Việc tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất xảy ra hết sức phổ biến trong cuộc sống. Vậy trường hợp này cần giải quyết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tranh chấp quyền sử dụng đất là di sản thừa kế cần giải quyết thế nào?
1.1. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất phát sinh khi nào?
Tranh chấp về di sản thừa kế là một trong những nội dung tranh chấp tương đối phổ biến trong lĩnh vực dân sự. Quá trình giải quyết được những tranh chấp di sản thừa kế này diễn ra tương đối phức tạp và nhạy cảm do có sự tham gia nhiều bên tranh chấp có mối quan hệ huyết thống với nhau. Hiện nay, các tranh chấp thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất phát sinh bởi một số lý do dưới đây:
– Thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi cá nhân để lại di sản mất đi là một thủ tục bắt buộc cần phải thực hiện. Tuy nhiên, thời điểm mà những người được hưởng di sản lập nên
– Xét đến thời điểm mở di chúc mà người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người làm di chúc dẫn đến tình trạng xảy ra tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất;
– Ngoài ra, còn phải kể đến các cá nhân được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng lại không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản. Di sản là bất động sản không còn tồn tại vào thời điểm ở thừa kế có thể do người để lại di sản thay đổi ý chí của mình quyết định tặng cho hoặc bán cho một cá nhân, tổ chức khác trước khi người này chết,…;
– Di sản là quyền sử dụng đất được ghi nhận trong di chúc nhưng khi tiến hành mở thừa kế thì bản di chúc này đã bị hư hỏng, không có giá trị hoặc các cá nhân có quyền trong việc hưởng di sản phát hiện di chúc không có tính minh bạch, không thể hiện được ý chí của người để lại di sản thì hoàn toàn có khả năng dẫn đến tranh chấp thừa kế với các cá nhân khác;
– Ngoài ra, khi di sản thừa kế đã được tiến hành khai nhận tại cơ quan có thẩm quyền nhưng người được hưởng di sản thừa kế thấy quyền lợi của mình vẫn chưa được đảm bảo thì hoàn toàn có thể khởi kiện để yêu cầu phân chia lại di sản thừa kế.
1.2. Quy trình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất:
– Bất kỳ các tranh chấp nào liên quan đến các giao dịch dân sự cụ thể là phân chia di sản thừa kế là bất động sản nhân hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi có đất để giải quyết tranh chấp. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là đất đai phải thực hiện theo quy định tại
– Thứ nhất, cá nhân cần xác định rõ tranh chấp đất đai mà mình đang gặp phải thì đất này đã có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai hay không. Nếu xác định có giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất đó thì sẽ tiến hành khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết;
– Thứ hai, di sản thừa kế là bất động sản nhưng trong quá trình yêu cầu giải quyết tranh chấp không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự có thể lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp:
+ Cách thứ nhất, có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã nếu tình trạng mâu thuẫn chưa gay gắt, cần một bên thứ ba đứng ra làm trung gian hòa giải;
+ Cách thứ hai, đương sự có thể lựa chọn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự để được giải quyết theo đúng trình tự.
2. Quyền khởi kiện tranh chấp về phân chia di sản thừa kế là bất động sản:
– Để yêu cầu giải quyết phân chia di sản thừa kế là bất động sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thì trước hết cần phải xác định những chủ thể nào có quyền hưởng di sản thừa kế và có quyền yêu cầu phân chia di sản này. Pháp luật hiện hành ghi nhận có hai hình thức thừa kế đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, theo đó:
– Những người được chia di sản thừa kế theo di chúc: xác định là các cá nhân được người để lại di sản chỉ định rõ trong di chúc nhận phần di sản do người chết để lại. Thông tin của người được chỉ định trong di chúc phải được thể hiện rõ bao gồm tên tuổi, mối quan hệ với người để lại di sản thậm chí là nơi ở, căn cước công dân,…
– Các cá nhân có quyền thừa kế theo pháp luật: được xác định theo hàng thừa kế. Theo ghi nhận tại Điều 651
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Đáng lưu ý:
+ Các cá nhân được xác định là người thừa kế cùng hàng với nhau sẽ hứa góp phần di sản bằng nhau;
+ Những người ở hàng thừa kế sau chỉ có quyền hưởng di sản thừa kế nếu không có ai ở hàng thừa kế thứ nhất vì người này chết hoặc các cá nhân này không có quyền hưởng di sản, bị xuất quyền được di sản, từ chối nhận di sản.
3. Tranh chấp thừa kế đất đai có phải hòa giải tại UBND cấp xã?
Liên quan đến các vấn đề tranh chấp đất đai thì thủ tục hòa giải tại cơ sở là một thủ tục bắt buộc trước khi các đương sự tiến hành khởi kiện. Từ trước đến nay, Nhà nước vẫn luôn khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải tại cơ sở đó là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. Nội dung này cũng đã được ghi nhận rõ tại khoản Điều 203 Luật đất đai 2013:
Cá nhân, tổ chức khi xảy ra tranh chấp liên quan đến đất đai mà không thể ngồi lại thỏa thuận hòa giải được với nhau thì tiến hành nộp đơn gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để giải quyết tranh chấp.
Với quy định này thì thủ tục hòa giải là một trong những thủ tục được pháp luật quy định là bắt buộc phải thực hiện . Trường hợp cá nhân không tiến hành hòa giải mà nộp đơn trực tiếp lên Tòa án có thể sẽ bị trả lại đơn vì không đủ điều kiện.
Vấn đề đặt ra ở đây, liên quan đến tranh chấp thừa kế đất đai liệu có bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban cấp xã hay không? Mặc dù lĩnh vực này cũng liên quan đến tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, về tranh chấp thừa kế đất đai là một trong những trường hợp ngoại lệ được ghi nhận tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, như sau:
Đối với những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,.. thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện tiên quyết để cá nhân được chấp thuận khởi kiện vụ án.
Với quy định nêu trên có thể chứng minh được rằng tranh chấp thừa kế đất đai hay còn gọi là tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không bắt buộc phải tiến hành hòa giải thay vì ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Xét về bản chất thì vấn đề tranh chấp này chỉ liên quan đến đất đai không phải là tranh chấp đất đai.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ Luật Dân sự 2015;
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP TANDTC về trả lại đơn khởi kiện.