Hiện nay, quảng cáo trên truyền hình là một trong những hình thức quảng cáo phổ biến và đem lại hiệu quả marketing cao hơn cả. Dưới đây là thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo trên truyền hình theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo trên truyền hình:
Hoạt động quảng cáo trên truyền hình hiện nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát vô cùng chặt chẽ để tránh trường hợp lạm dụng truyền hình để tuyên truyền và phổ biến những hành vi vi phạm quy định của pháp luật, hoặc những sản phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, kéo theo những hệ quả vô cùng nguy hiểm. Giấy phép quảng cáo truyền hình được coi là một loại tài liệu pháp lý vô cùng quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận về việc một sản phẩm hoặc một hàng hóa, một dịch vụ bất kỳ nào đó được phép quảng cáo trên truyền hình và lan tỏa sâu rộng đến người tiêu dùng, giấy phép quảng cáo truyền hình là loại giấy tờ chứng thực cho hoạt động dịch vụ quảng cáo là đúng quy định của pháp luật được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giấy phép quảng cáo truyền hình cho phép các doanh nghiệp có quyền quảng cáo theo trình tự luật định và quảng cáo đúng với nội dung đã đăng ký trước đó. Theo quy định của pháp luật hiện nay, có ghi nhận cụ thể một số sản phẩm và dịch vụ cần phải tiến hành hoạt động đăng ký giấy phép quảng cáo trên truyền hình chức khi thực hiện bao gồm:
– Quảng cáo dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh, trong đó bao gồm cả khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền, giải phẫu thẩm mỹ và phục hồi chức năng cho cơ thể người;
– Các loại thuốc và các loại thực phẩm chức năng dùng cho người;
– Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người;
– Vacxin và các loại sinh phẩm y tế ;
– Các trang thiết bị y tế;
– Thực phẩm;
– Các loại hóa chất và các chế phẩm diệt côn trùng, chế phẩm diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
Nhìn chung, giấy phép quảng cáo truyền hình được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên, thông thường sẽ do đài truyền hình nhận phát quảng cáo thẩm định về hoạt động nội dung và cấp mã quảng cáo cho các hoạt động đó. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp trước khi xin giấy phép quảng cáo truyền hình của các nhà đài thì khách hàng phải xin các giấy phép ngành đối với những sản phẩm đặc thù tại các cơ quan có thẩm quyền khác. Căn cứ theo quy định tại Luật quảng cáo năm 2018, quy trình xin cấp giấy phép quảng cáo trên truyền hình sẽ bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu quảng cáo trên truyền hình sẽ nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép quảng cáo trên truyền hình sẽ được phân tích cụ thể trong phần dưới đây. Doanh nghiệp cần quảng cáo trên truyền hình sẽ cần phải nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở văn hóa thể dục và thể thao hoặc nộp hồ sơ tại đài truyền hình nơi diễn ra hoạt động quảng cáo. Có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện.
Bước 2: Sau khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ xin cấp giấy phép quảng cáo trên truyền hình thì đơn vị tiếp nhận hồ sơ hoặc đài truyền hình nơi diễn ra hoạt động quảng cáo sẽ tiếp nhận và tiến hành hoạt động thẩm định hồ sơ, xem xét tính hợp lý của hồ sơ trước khi cấp giấy phép quảng cáo trên truyền hình. Nếu xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì sẽ cần phải tiến hành thủ tục trả hồ sơ cho doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp đó bổ sung giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật. Thời hạn bổ sung giấy tờ trong trường hợp hồ sơ còn thiếu và sai sót được ghi nhận là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo bổ sung hồ sơ. Nếu như hết thời hạn bổ sung hồ sơ nêu trên mà doanh nghiệp vẫn chưa bổ sung thì hồ sơ xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình sẽ hết hiệu lực. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp này có quyền từ chối cấp giấy phép quảng cáo trên truyền hình cho doanh nghiệp nộp hồ sơ. Còn nếu xét thấy hồ sơ đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền cần kiểm tra và ghi vào sổ nhận hồ sơ. Nếu không có ý kiến trả lời thì tổ chức và cá nhân được thực hiện hoạt động quảng cáo sản phẩm đối với sản phẩm đã thông báo.
Bước 3: Cá nhân và tổ chức tiến hành hoạt động nộp lệ phí và nhận kết quả theo phiếu hẹn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tức là sau khi nộp hồ sơ, sau đó được tiếp nhận và thẩm định thì đơn vị có sản phẩm cần quảng cáo cần phải tiến hành hoạt động nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Các chủ thể cần phải tiến hành nộp chi phí xin cấp giấy phép quảng cáo trên truyền hình tại đơn vị tiếp nhận hồ sơ. Sau đó đơn vị tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho những đơn vị đã đăng ký quảng cáo trên truyền hình.
2. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép quảng cáo trên truyền hình:
Trong quá trình xin cấp giấy phép quảng cáo trên truyền hình thì cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ hợp lệ, thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép quảng cáo trên truyền hình sẽ bao gồm những giấy tờ và tài liệu sau đây:
– Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm và quảng cáo dịch vụ trên truyền hình theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Nội dung quảng cáo kèm theo những loại giấy tờ và tài liệu cần thiết, kèm theo giấy tờ xác nhận sản phẩm và dịch vụ đăng ký quảng cáo đã được cơ quan nhà nước công nhận;
– Sản phẩm có nhu cầu được quảng cáo trên truyền hình;
– Tài liệu tham khảo và các tài liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trên truyền hình, trong trường hợp nội dung quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Trong trường hợp tài liệu chứng minh này được viết bằng tiếng nước ngoài thì cần phải được dịch sang tiếng Việt tại những tổ chức dịch thuật uy tín.
3. Điều kiện thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo trên truyền hình:
Điều kiện thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép quảng cáo trên truyền hình được ghi nhận như sau:
– Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Quảng cáo cho các loại sản phẩm, quảng cáo cho các loại hàng hóa và dịch vụ thì phải kèm theo các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh về sự hợp pháp của sản phẩm đó theo quy định của pháp luật;
– Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định đó là tài sản thì phải có những loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng trên thực tế được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đối với những sản phẩm và hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thì cần phải đáp ứng thêm được những điều kiện sau đây:
+ Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
+ Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
+ Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
+ Quảng cáo các loại sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại Điều 7 của Luật Quảng cáo năm 2018 phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước, riêng đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
+ Quảng cáo thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh, quảng cáo các loại phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
+ Quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh cho tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
+ Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
+ Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
+ Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong hoạt động bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
+ Quảng cáo các loại thuốc thú y, quảng cáo các loại vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
+ Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
Như vậy, chỉ có những doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên mới có thể thực hiện quảng cáo sản phẩm, hàng hoá trên truyền hình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quảng cáo năm 2018;
– Nghị định số 70/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của