Theo quy định của pháp luật hiện nay, thì cá nhân có quyền để lại tài sản của mình cho người khác, bên cạnh đó cá nhân cũng có quyền được hưởng di sản mà người chết để lại. Vậy thì, liệu rằng người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế hay không?
Mục lục bài viết
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế không?
Trước tiên, căn cứ theo quy định tại Điều 609 và Điều 610 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì các chủ thể và cá nhân sẽ có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo kế theo pháp luật, người thừa kế không phải là cá nhân có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Đồng thời thì mọi cá nhân đều bình đẳng với nhau trên phương diện pháp lý về quyền hưởng di sản theo di chúc và hưởng di sản theo pháp luật. Tuy nhiên bên cạnh quyền nhận di sản của các chủ thể thì pháp luật cũng ghi nhận rằng, người thừa kế cũng có quyền từ chối nhận di sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 620 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định cụ thể về quyền từ chối nhận di sản của người thừa kế như sau:
– Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, tức là quá trình từ chối nhận di sản không nhằm mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;
– Việc từ chối nhận di sản của người thừa kế phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật, văn bản từ chối nhận di sản phải được gửi đến người quản lý di sản và những người đồng thừa kế khác, phải được gửi đến người giao nhiệm vụ phân chia di sản để họ biết và nắm bắt;
– Được từ chối nhận di sản thừa kế phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản trên thực tế, và phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về trình tự và thủ tục.
Theo đó, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, miễn rằng việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người thừa kế đó đối với người khác. Khi từ chối nhận di sản thừa kế thì người thừa kế cần phải tiến hành hoạt động lập văn bản từ chối hưởng di sản thừa kế trước thời điểm phân chia di sản trên thực tế.
Như vậy có thể nói, cá nhân hoàn toàn có thể từ chối không nhận di sản mà người chết để lại. Tuy nhiên nếu vì mục đích trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với người khác, ví dụ như:
– Nghĩa vụ trả nợ;
– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
– Nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Hoặc nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền … thì sẽ không được phép từ chối nhận di sản thừa kế.
2. Phân chia di sản thừa kế trong trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì đối với phần di sản do người thừa kế từ chối nhận sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 650 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về những trường hợp đã được chia thừa kế theo pháp luật như sau:
– Chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp;
– Chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
– Chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp các cơ quan và tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc tuy nhiên những người thừa kế không có quyền hưởng di sản hoặc họ từ chối nhận di sản thừa kế.
Bên cạnh đó thì pháp luật còn ghi nhận, thừa kế theo pháp luật cũng sẽ được áp dụng đối với những phần di sản sau đây:
– Chia thừa kế theo pháp luật đối với phân tích sản không được định đoạt trong di chúc theo ý chí của người đã mất;
– Chia thừa kế theo pháp luật đối với toàn di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật trên thực tế, tức là di chúc vô hiệu một phần;
– Chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc tuy nhiên những người thừa kế này không có quyền hưởng biết sản hoặc từ chối nhận di sản, những người thừa kế này chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, chia thừa kế theo pháp luật đối với những khoản tài sản có liên quan đến các cơ quan và tổ chức được hưởng di sản theo di chúc tuy nhiên các tổ chức này không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Như vậy theo như phân tích ở trên thì có thể nói, phần di sản có liên quan đến người thừa kế theo di chúc tuy nhiên họ từ chối nhận di sản theo như phân tích ở trên thì phần di sản này sẽ được chia được kế theo pháp luật. Hoặc trong trường hợp, nếu như có người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế theo pháp luật thì đương nhiên phần di sản bị từ chối này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thừa kế theo pháp luật còn lại phù hợp với hàng thừa kế do Bộ luật dân sự năm 2015 quy định.
Ngoài ra còn có thể thấy, Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay không có quy định trường hợp cá nhân đã từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc thì sẽ không được hưởng di sản thừa kế chia theo pháp luật. Do đó cho nên nếu như người thừa kế vì một lý do nào đó, có thể là lý do khách quan hoặc lý do chủ quan, mà đã tiến hành hoạt động từ chối nhận di sản thừa kế theo di chúc thì họ vẫn có quyền được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản đã từ chối đó (nếu như người được kế theo di chúc cũng là một trong những người được thừa kế theo pháp luật). Như vậy căn cứ theo quy định tại Điều 620 của Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền từ chối nhận di sản thừa kế theo như phân tích ở trên, khi người thừa kế theo di chúc, đồng thời cũng là một trong những người được hưởng thừa kế theo pháp luật đã từ chối di sản theo di chúc, thì trong văn bản từ chối nhận di sản thừa kế đó phải nêu rõ nội dung có hay không việc từ chối trong trường hợp bị từ chối này được đem chia thừa kế theo pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên có liên quan cũng như tránh những phát sinh và mâu thuẫn không đáng có xoay quanh vấn đề chia thừa kế.
3. Trình tự và thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế:
Theo như phân tích ở trên thì người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế nếu thỏa mãn các điều kiện luật định. Nhìn chung thì trình tự và thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế sẽ trải qua những giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ để thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế. Nhìn chung thì thành phần giấy tờ sẽ bao gồm: giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản, các loại giấy tờ khác có liên quan như giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy khai sinh hoặc các giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống … một số giấy tờ cơ bản khác khi được yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng. Và không được phép thực hiện hoạt động ủy quyền cho người khác nộp thay. Công chứng viên sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ theo quy định của pháp luật. Nếu như xét thấy hồ sơ hợp lệ thì sẽ thụ lý và ghi vào sổ công chứng, đồng thời cho người nộp hồ sơ. nếu xét thấy hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ thì sẽ yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 3: Nếu công chứng viên có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự và nhận thấy có dấu hiệu bị đe dọa hoặc cưỡng ép, thì công chứng viên sẽ phải đề nghị người yêu cầu làm rõ vấn đề, công chứng viên tiến hành hoạt động xác minh. Nếu như người nộp hồ sơ không làm rõ được vấn đề thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng đới với văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.
Bước 4: Công chứng viên kiểm tra lại một lần nữa văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Sau đó đưa cho người yêu cầu công chứng đọc lại, xác nhận vào từng trang của văn bản. Sau đó công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của văn bản.
Bước 5: Người yêu cầu công chứng sẽ nộp phí công chứng theo quy định của pháp luật, và tổ chức hành nghề công chứng tiến hành hoạt động đóng dấu công nhận vào văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.
4. Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có phải công chứng không?
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 610 của Bộ luật dân sự năm 2015 theo như phân tích ở trên đã khẳng định rõ rằng, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và đều bình đẳng về quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc hưởng di sản theo pháp luật. Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 642 của Bộ luật dân sự năm 2015 có ghi nhận về việc, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản theo nhu cầu của bản thân, trừ trường hợp việc từ chối di sản nhằm mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác theo như phân tích ở trên. Do vậy có thể nói, cá nhân hoàn toàn có thể từ chối không nhận di sản mà người khác để lại. Và việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản, sau đó gửi cho những đối tượng:
– Người quản lý di sản;
– Những người đồng thừa kế khác;
– Người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.
Theo đó thì việc từ chối di sản sẽ phải được lập thành văn bản và gửi đến các chủ thể khác nhau theo như phân tích ở trên. Pháp luật hiện nay không bắt buộc văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải công chứng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó thì đối với văn bản từ chối nhận thừa kế, bắt buộc phải lập thành văn bản tuy nhiên có thể công chứng hoặc không thể công chứng khi có yêu cầu. Pháp luật hiện nay không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực đối với văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.