Để thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình, nhiều người đã lập di chúc với mong muốn chuyển giao tài sản hợp pháp của mình cho một người khác sau khi họ qua đời. Vậy câu hỏi đặt ra, có bắt buộc phải phân chia tài sản theo di chúc hay không?
Mục lục bài viết
1. Có bắt buộc phải phân chia tài sản theo di chúc hay không?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về vấn đề phân chia tài sản theo di chúc. Bên cạnh việc phân chia tài sản theo pháp luật, thì chia tài sản theo di chúc cũng làm một vấn đề được nhiều người quan tâm hơn cả. Căn cứ theo quy định tại Điều 659 của
– Việc phân chia tài sản trước hết phải được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc, tức là ý chí của người để lại di chúc phải được đặt lên hàng đầu, nếu như di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế nhất định thì di sản sẽ được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì theo quy định của pháp luật hiện nay, các đối tượng được xác định là người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo lợi và lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản thừa kế, nếu như hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của một người khác xuất phát từ ý chí chủ quan của con người thì người thừa kế sẽ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại dựa trên thiệt hại thực tế đã xảy ra;
– Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ nhất định đối với tổng giá trị khối lượng di sản thì tỷ lệ này sẽ được tính dựa trên giá trị khối di sản đang còn hiện diện vào thời điểm phân chia di sản.
Như vậy có thể nói, di sản trước hết cần được phân chia theo ý chí của người để lại di chúc. Tức là trong trường hợp có di chúc thì bắt buộc phải phân chia tài sản theo di chúc trước. Pháp luật hiện nay ưu tiên chia tài sản theo di chúc sau đó mới chia tài sản theo pháp luật. Sau khi đó phân chia theo đúng di chúc và theo đúng ý nguyện của người để lại di sản, mà những người thừa kế muốn thỏa thuận khác thì có thể tiến hành hoạt động thỏa thuận độc lập với nhau.
2. Quy trình khai nhận phân chia di sản theo di chúc:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì trong trường hợp có gì di chúc, cần phải tiến hành hoạt động khai nhận phân chia di sản theo di chúc theo trình tự cơ bản sau đây:
Bước 1: Những người thừa kế lập văn bản khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng. Sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nhận thấy hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên sẽ tiến hành hoạt động thụ lý công chứng
Bước 2: Sau thời gian 15 ngày niêm yết theo như phân tích ở trên, nếu như không có bất kỳ hoạt động khiếu nại và tố cáo nào của các chủ thể thì cơ quan công chứng sẽ chứng nhận văn bản thừa kế theo di chúc. Trường hợp chỉ có một người thừa kế duy nhất thì là văn bản khai nhận di sản thừa kế căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Luật công chứng năm 2018. trường hợp người thừa kế có cả người thừa kế theo di chúc và những người được hưởng di sản căn cứ theo quy định tại Điều 644 của Bộ luật dân sự năm 2015 tức là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể lập văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế căn cứ theo quy định tại Điều 57 của Luật công chứng năm 2018.
Bước 3: Sau khi tiến hành hoạt động khai nhận di sản thừa kế theo di chúc tại các tổ chức công chứng trên địa bàn thì những người thừa kế sẽ tiếp tục thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có bất động sản. Hồ sơ để thực hiện thủ tục này bao gồm bản chính của văn bản khai nhận thừa kế có công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các loại giấy tờ tùy thân của người hưởng di sản thừa kế theo di chúc, di chúc được lập hợp pháp, giấy chứng tử của người để lại di sản …
3. Trường hợp nào không có tên trong di chúc nhưng vẫn được phân chia tài sản?
Theo như phân tích ở trên thì có thể nói, pháp luật hiện nay ưu tiên phân chia thừa kế theo di chúc trước và phân chia thừa kế theo pháp luật sau. Pháp luật về dân sự và pháp luật về thừa kế luôn luôn ưu tiên ý chí định đoạt của người để lại di sản. Tuy nhiên pháp luật cũng có một số trường hợp ghi nhận, thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, tức là di chúc không cho hưởng nhưng các đối tượng này vẫn có quyền được hưởng di sản xuất phát từ mục đích nhân đạo. Căn cứ theo quy định tại Điều 644 của Bộ luật dân sự năm 2015, thì những đối tượng dưới đây sẽ thuộc diện hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, cụ thể như sau:
– Các đối tượng được xác định là con chưa thành niên. Căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 thì có thể nói, con chưa thành niên là những đối tượng chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật. Thực tế thì tòa án thường xác định độ tuổi của con chưa thành niên vào thời điểm mở thừa kế, vì lúc này di chúc mới có hiệu lực trên thực tế và việc phân chia di sản mới có thể được tiến hành, đồng thời con chưa thành niên trong trường hợp này bao gồm cả con đẻ và con ngoài giá thú, không có sự phân biệt giữa con chung và con riêng;
– Vợ hoặc chồng của người để lại di sản. Vợ chồng ở đây được xác định là vợ chồng hợp pháp được công nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của người để lại di sản ở thời điểm mở thừa kế. Nếu như người để lại di sản trước đó đã có vợ hoặc chồng tuy nhiên đã tiến hành thủ tục ly hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có vợ chồng mới, thì gửi vợ hoặc người chồng mới sẽ được xác định là người có quyền hưởng di sản của người để lại di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc chứ không phải là người vợ hoặc người chồng cũ;
– Cha hoặc mẹ của người để lại di sản. Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể rằng cha mẹ ở đây là cha mẹ đẻ hay
– Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Những người con từ đủ 18 tuổi trở lên vào thời điểm mở thừa kế tuy nhiên không có khả năng lao động trên thực tế. Mất khả năng lao động được xác định là những trường hợp sau khi đã điều trị, người bị thiệt hại do bị viêm cột sống, do bị mù hai mắt, bị liệt hai chi hoặc bị tâm thần nặng … hoặc một số trường hợp khác do cơ quan nhà nước có quy định rằng khi rơi vào trường hợp đó thì sẽ được xác định là suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên.
4. Thành phần hồ sơ hưởng thừa kế theo di chúc:
Nhìn chung thì thành phần hồ sơ để đi khai nhận di sản thừa kế theo di chúc sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Di chúc hợp pháp được lập theo quy định của pháp luật;
– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu do pháp luật quy định;
– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
– Giấy tờ xác nhận rằng người để lại di sản thừa kế đã qua đời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy tờ tùy thân của người hưởng di sản thừa kế theo di chúc;
– Giấy chứng tử của người để lại di sản;
– Giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản ví dụ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, sổ tiết kiệm tại các chi nhánh ngân hàng, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận cổ phần …
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.