Trước đây, chơi bầu cua tôm cá thường được xuất hiện trong dịp lễ hội truyền thống nhưng hiện nay đã có những biến tướng bằng việc chơi trò chơi qua điện thoại để được thua ăn tiền. Vậy chơi bầu cua tôm cá trên điện thoại có bị coi là đánh bạc?
Mục lục bài viết
- 1 1. Chơi bầu cua tôm cá trên điện thoại có bị coi là đánh bạc không?
- 2 2. Người 16 tuổi đánh bạc thông qua hình thức lắc bầu cua trên điện thoại có bị xử phạt vi phạm hành chính:
- 3 3. Quy định về hình phạt bổ sung với người đánh bạc trái phép thông qua hình thức lắc bầu cua trên điện thoại:
- 4 4. Điện thoại sử dụng để chơi bầu cua tôm cá khi bị tịch thu có được coi là tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân?
1. Chơi bầu cua tôm cá trên điện thoại có bị coi là đánh bạc không?
Bầu cua tôm cá là loại hình giải trí không còn quá xa lạ với người dân tại Việt Nam. Một thời loại hình này diễn ra rầm rộ, thường xuyên xuất hiện trong các dịp Tết, lễ hội. Chơi bầu cua tôm cá là hình thức cá cược không được cấp phép với mục đích được thua bằng tiền, hiện vật. Việc tự ý tổ chức cá cược, cá độ ăn tiền mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp sẽ bị coi là hành vi đánh bạc trái phép.
Do đó, bất kỳ người nào tham gia chơi bầu cua tôm cá với mục đích được thua tiền, hiện vật sẽ bị coi là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy tố trách nhiệm hinh sự. Theo ghi nhận pháp luật hiện hành, chơi bầu cua tôm cá trên điện thoại được xem là hành vi đánh bạc và sẽ bị xử phạt hành chính nếu có hành vi dưới đây:
– Cá nhân thực hiện mua các số lô, số đề để chơi tùy vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm mà sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng;
– Mức phạt sẽ được tăng lên từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi xuất hiện hành vi vi phạm về việc:
+ Sử dụng hình thức xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
+ Lợi dụng sự phát triển khoa học công nghệ mà người này sử dụng sự hỗ trợ từ máy móc hoặc tham gia trò chơi điện tử trái quy định;
+ Tận dụng các hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác được tổ chức cho mọi người tham gia nên tiến hành cá cược trái phép;
– Khi thực hiện hành vi vi phạm, cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tối đa là 5 triệu đồng, cụ thể nếu cá nhân có hành vi trình bày dưới đây sẽ áp dụng khung phạt cơ bản đối với một số hành vi là từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
+ Cá nhân đứng ra làm nơi nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác. Hoạt động này được đánh giá là tạo điều kiện, cũng như là tiếp tay cho cá nhân khác thực hiện việc trái pháp luật;
+ Thực hiện hành vi bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;
+ Khi phát hiện người khác đang đánh bạc nhưng có lời nói, hành động cụ thể để giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;
+ Cá nhân được giao nhiệm vụ và có hành động trên thực tế là bảo vệ các tụ điểm phục vụ hành vi đánh bạc trái với quy định pháp luật;
+ Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý;…
Có thể thấy, cá nhân có hành vi tổ chức chơi lắc bầu cua trên điện thoại là một trong những hình thức bị nghiêm cấm tuyệt đối, đã được ghi nhận rõ trong quy định của pháp luật. Nên hành vi chơi bầu cua tôm cá có mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật thì được xem là đánh bạc trái phép. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với việc làm này là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Thậm chí nếu có đầy đủ yếu tố cấu thành tội đánh bạc trong quy định luật hình sự thì có thể bị phạt tù lên tới 7 năm.
Đáng lưu ý: Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Người 16 tuổi đánh bạc thông qua hình thức lắc bầu cua trên điện thoại có bị xử phạt vi phạm hành chính:
Yếu tố về độ tuổi của người thực hiện hành vi vi phạm luôn được xem xét đầu tiên trong các vụ việc kể cả vi phạm hành chính hay lỗi vi phạm khác. Theo Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
– Công dân có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính khi được cơ quan có thẩm quyền xác định là lỗi cố ý; Một người từ đủ 16 tuổi trở lên thì có trách nhiệm độc lập, chấp hành nghiêm mức xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính;
– Trong trường hợp người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân khi thực hiện công vụ hoặc trong đời sống thường nhật mà vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân bình thường khác;
Với một số hành vi, nhận thấy cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn mà các lĩnh vực này liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt có thể đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
– Hành vi được xác định là tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
– Đối với hành vi vi phạm được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức nước ngoài: Mà hành vi này diễn ra trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì những người này cũng nằm trong sự điều chỉnh pháp luật Việt Nam, và phải tuân thủ mức phạt hành chính như người dân Việt Nam;
Ngoài ra, trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì mức xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Theo quy định trên thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Như vậy, cá nhân là người 16 tuổi nếu tham giá đánh bạc trái phép theo hình thức lắc bầu cua trên điện thoại thì vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Quy định về hình phạt bổ sung với người đánh bạc trái phép thông qua hình thức lắc bầu cua trên điện thoại:
Căn cứ Khoản 6 và Khoản 7 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người đánh bạc trái phép thông qua hình thức lắc bầu cua trên điện thoại còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung, nếu xảy ra hậu quả thì có trách nhiệm khắc phục hậu quả.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là một trong những hình thức được pháp luật đề ra áp dụng trong hành vi được đánh giá là đánh bạc. Theo đó, cá nhân có hành vi sau đây sẽ bị áp dụng hình thức này:
Hành vi mua các số lô, số đề cũng thuộc một trong các trường hợp bị áo dụng hình thức tịch thu tang vật;
Thực hiện hình thức chơi xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; Hành vi đánh bạc được thực hiện thông qua máy, trò chơi điện tử trái phép; Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác;
Để tạo điều kiện cho các cá nhân thực hiện đánh bạc mà nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác; Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;
Những địa điểm như dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý mà cá nhân tận dụng để tạo điều kiện, thể hiện sự chứa chấp việc đánh bạc; Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép;
Người này còn làm chủ lô, đề; Đứng ra tổ chức việc sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
+ Đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính có thể bị áp dụng hình thức trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Cá nhân khi có vi phạm sẽ bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
Như vậy, đối với hành vi đánh bạc trái phép thông qua hình thức chơi lắc bầu cua trên điện thoại thì người vi phạm ngoài mức phạt vi phạm hành chính phải nộp thì còn bị tịch thu tang vật vi phạt (điện thoại) và phải nộp lại số tiền có được thông qua việc đánh bạc trái phép.
4. Điện thoại sử dụng để chơi bầu cua tôm cá khi bị tịch thu có được coi là tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân?
Tang vật xuất hiên trong vụ án đánh bạc sẽ bị thu giữ bởi cơ quan có thẩm quyền, sau khi bị tịch thu tài sản này sẽ chuyển biến tang vật trở thành tài sản sẽ được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Ngày nay, vấn đề này được ghi nhận tại Điều 106 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 thì tài sản sẽ được xác lập quyền sở hữu toàn dân sau khi đã bị tịch thu bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật bao gồm:
– Có các dấu hiệu để cơ quan có thẩm quyền xác định đồ vật là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nên quá trình tạm giữ hoặc tịch thu cần diễn ra nhanh chóng, kịp thời;
– Những thứ được xác định là vật chứng vụ án, tài sản khác thì sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự;
– Cá nhân, tổ chức phát hiện ra bất kỳ loại tài sản nào nhưng không thấy chủ sở hữu hợp pháp, cũng không có khả năng xác định được chủ sở hữu, theo đánh giá ban đầu thì tài sản này được cọi là bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; Những tài sản được người chết để lại nhưng thời điểm chia thừa kế lại không có người nhận thừa kế thì tất cả trường hợp nêu trên tài sản đều có thể xác lập quyền sở hữu toàn dân;
– Trong thời gian hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện vẫn còn khoản tiền được mọi người đóng góp xây dựng nhưng bị giải thể mà cũng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự;
– Với những mặt hàng tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động của hải quan, trong khoảng thời gian hợp lý đã thực hiện hết trách nhiệm của mình để thông báo và tìm kiếm người đang có hàng hóa tồn đọng mà vẫn không tìm cá nhân tổ chức nào đến xử lý, chịu trách nhiệm;
– Chủ sở hữu hợp pháp của tài sản thực hiện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước mà những loại tài sản này có thể do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam;
– Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động;
– Ngoài ra, Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.
Như vậy, điện thoại sử dụng để chơi bầu cua tôm cá được coi là một trong các tang vật trong tội đánh bạc. Nên sau khi bị tịch thu tang vật này sẽ được coi là tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020;
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.