Sử dụng tài khoản ngân hàng trong đời sống hàng ngày thể hiện được sự tiện ích, nhanh chóng nhưng với những cá nhân lợi dụng vấn đề này để thực hiện hành vi vi phạm. Vậy việc cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng có phạm pháp không?
Mục lục bài viết
1. Thuê, mượn tài khoản ngân hàng có phạm pháp không?
1.1. Các loại tài khoản ngân hàng:
Cuộc sống ngày càng hiện đại, các giao dịch tài chính ngày càng phổ biến và thịnh hành hơn thay thế cho những phương thức thanh toán truyền thống bằng tiền mặt. Kéo theo nhu cầu sở hữu tài khoản ngân hàng ngày càng gia tăng.
Tài khoản ngân hàng được hiểu là tài sản do ngân hàng cung cấp cho khách hàng được thể hiện dưới dạng dãy số; thông thường được thể hiện bởi 8 chữ số đến 15 chữ số tùy vào từng ngân hàng khác nhau. Số tài khoản ngân hàng được cấp cho các cá nhân nhằm mục đích gửi tiền vào để thực hiện các giao dịch tài chính như thanh toán hoặc gửi tiết kiệm. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau không hề có sự giới hạn.
Hiện nay có hai loại tài khoản ngân hàng phổ biến nhất và được nhiều cá nhân biết đến:
– Tài khoản thanh toán: đặc điểm của loại tài khoản này khi được đăng ký được dùng để gửi tiền vào. Đó các cá nhân sẽ thực hiện các giao dịch thanh toán hóa đơn dịch vụ chuyển rút tiền. Hiện nay loại tài khoản này từ được sử dụng để nhận lương hoặc các giao dịch kinh doanh, chỉ tiêu sinh hoạt…
– Tài khoản tiết kiệm: đặc điểm của loại tài khoản này đó là tiết kiệm để sinh lời và không dùng cho việc thanh toán. Giao dịch xoay quanh lại tài khoản này là nhận gửi tiền gửi tiết kiệm hoặc thực hiện việc chi chi trả rút tiền gửi tiết kiệm; ra cá nhân còn có thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản đảm bảo giao dịch chuyển ra quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm. Khoản tiền này sẽ được ngân hàng chi trả lãi suất tùy thuộc vào kỳ hạn có tiền gửi.
1.2. Pháp luật có cấm thuê, mượn tài khoản ngân hàng hay không?
Cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng hiện nay diễn ra vô cùng phổ biến. Nhưng không phải cá nhân nào cũng biết hành vi này liệu có bị pháp luật nghiêm cấm hay không. Trên thực tế, có rất nhiều các cá nhân lợi dụng tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, sự thiếu hiểu biết của người dân về pháp luật và cũng không có khả năng có thể nhận diện được các thủ đoạn tội phạm nên các đối tượng này đã lôi kéo, dẫn dụ cá nhân này cho thuê, cho mượn thông tin để tạo tài khoản.
Theo đánh giá từ cơ quan có thẩm quyền, thì hành vi cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng đang gián tiếp tạo điều kiện cho các cá nhân có mục đích xấu như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của các cá nhân khác. Hành vi cho thuê mượn tài khoản ngân hàng được biểu hiện như: các bên thu thập thỏa thuận trao đổi thông tin với nhau theo đó bên cho thuê hoặc mượn cung cấp các thông tin số tài khoản của mình sau đó đưa cho bên có nhu cầu thuê mượn tài khoản ngân hàng và đồng thời người cho thuê mượn sẽ được nhận một khoản tiền hay hiện vật tương ứng với thông tin đã đưa nhằm thu lại bất chính hoặc vì các mục đích khác sẽ pháp luật.
Hầu hết các đối tượng thuê tài khoản ngân hàng đều không có mục đích tốt chỉ lợi dụng lòng tin để thực hiện hành vi lừa đảo hoặc chuyển tiền chiếm đoạt qua các tài khoản này. Điều này gây đặc biệt khó khăn trong quá trình điều tra của cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận một vụ việc liên quan đến lừa đảo đặc biệt là lừa đảo qua mạng.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 26 Nghị định 143/2021/NĐ-CP đã ghi nhận những hành vi không được thực hiện liên quan đến tài khoản ngân hàng như sau:
– Các tổ chức tiến hành mở tài khoản thanh toán cho khách hàng sau đó cho phép khách hàng sử dụng những tài khoản này không đúng theo quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;
– Thực hiện hành vi thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán mua bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên. Hành vi này các cá nhân tổ chức chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt hành chính;
– Đồng thời hành vi làm giả các phương tiện thanh toán, thực hiện lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Các phương tiện thanh toán được đưa vào sử dụng trên thực tế không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Trong quá trình hoạt động các cơ quan, tổ chức phải tuân thủ đúng những nội dung đã được chấp thuận của Ngân hàng nhà nước về việc cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng. Nếu xuất hiện hành vi hoạt động không đúng theo nội dung chấp thuận là đang vi phạm pháp luật.
Như vậy, hành vi cho thuê mượn tài khoản ngân hàng nằm trong trường hợp pháp luật nghiêm cấm thực hiện. Các cá nhân cần lưu ý và tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện vấn đề này tránh tình trạng vướng vào vòng lao lý nếu mức độ gây nguy hiểm cho xã hội là nghiêm trọng.
2. Mức xử phạt hành chính khi mua bán, cho thuê tài khoản ngân :
Căn cứ trên thực tế, hành vi mua bán hay cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng nếu chưa đến mức độ chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính. Tại khoản 5, khoản 9, khoản 10 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về hoạt động thanh toán:
– Mức phạt tiền có thể áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm là từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng: Cá nhân thực hiện hành vi thuê cho thuê mượn cho mượn tài khoản thanh toán mua bán thông tin tài khoản thanh toán sẽ bị áp dụng mức xử phạt hành chính tối đa là 50 triệu đồng. Tuy nhiên, các cá nhân này thực hiện hành vi vi phạm từ một tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Có hành vi cố ý làm giả chứng từ thanh toán khi cung ứng, sử dụng, dịch vụ thanh toán nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Ngoài việc bị áp dụng mức xử phạt nêu trên thì các cá nhân còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau: Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành tịch thu tang vật các phương tiện được sử dụng thực hiện hành vi vi phạm, có thể kể đến: hành vi sửa chữa tại xóa không đúng quy định trên phương tiện thanh toán chứng từ thanh toán; hoặc có dấu hiệu làm giả chứng từ khi cung ứng sử dụng dịch vụ thanh toán;
Ngoài ra còn liên quan đến việc làm giả phương tiện thanh toán lưu giữ, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả và tiến hành phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không được pháp luật cho phép.
– Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm:
+ Tùy thuộc vào những hành vi vi phạm thì các cá nhân có thể bị buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lượng bất chính có được do thực hiện hành vi vi phạm;
+ Ngoài ra khi có nhu cầu mở rộng phạm vi quy mô địa bàn hoạt động cũng sẽ không được cơ quan nhà nước tạo điều kiện khi mà chưa khắc phục xong vi phạm;
+ Những văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng mà vi phạm quy định của pháp luật thì sẽ bị cấp có thẩm quyền thu hồi lại.
Đồng thời, tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền như sau:
– Các cá nhân tổ chức khi bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính được pháp luật quy định mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm của mình trong lĩnh vực tiền tệ Ngân hàng. Mức phạt tối đa đối với cá nhân đó là một tỷ đồng và đối với tổ chức vi phạm là 2 tỷ đồng;
– Mức phạt tiền được quy định khi có hành vi vi phạm được ghi nhận trong nghị định 88 2019 chỉ áp dụng riêng đối với cá nhân, đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì sẽ bị xử phạt gấp hai lần đối với cá nhân;
– Khi cá nhân hoạt động tại các quỹ tín dụng nhân dân tổ chức tài chính vi mô thì mức phạt tiền sẽ bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương 2 của Nghị định 88/2019/NĐ-CP; đối với tổ chức tại các quỹ tín dụng nhân dân tổ chức tài chính vi mô đơn vị phụ thuộc thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân tổ chức tài chính vi mô;
Như vậy, với quy định nêu trên khi cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng và số tiền tối đa không quá 1 tỷ đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng hình phạt bổ sung như tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng và còn bị buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất chính có được do thực hiện hành vi vi phạm. Đối với tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi cá nhân đó là từ 80 đến 100 triệu đồng và số tiền tối đa mà tổ chức phải nộp phạt đó là không quá 2 tỷ đồng.
3. Mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Cá nhân, tổ chức khi thực hiện hành vi cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng là đang vi phạm pháp luật. Cơ quan điều tra nếu nhận thấy có dấu hiệu về hình sự thì cá nhân, tổ chức hoàn toàn sẽ bị truy tố xử lý về tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng ghi nhận tại Điều 291
– Khung 1: Cá nhân thực hiện hành vi thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác. Mà số lượng thực hiện các hành vi này từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản để bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tạ cải tạo không tham dự đến 3 năm; đồng thời, nếu cá nhân này có thu lợi bất chính từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng cũng có thể bị áp dụng mức hình phạt tương tự tại khung này;
– Khung 2: Hành vi phạm tội của một cá nhân có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm nếu thuộc những trường hợp dưới đây:
+ Tiến hành thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác mà số lượng lớn từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;
+ Trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm này theo đánh giá có tính chất tổ chức; + Thể hiện rõ sự chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện hành vi hoặc lên kế hoạch, số người tham gia đông đảo và có đường dây dẫn dắt;
+ Hành vi vi phạm giúp thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
+ Hành vi vi phạm này được đánh giá là tái phạm nguy hiểm;
– Khung 3: Đây là khung hình phạt cao nhất đối với hành vi liên quan đến cho thuê mượn tài khoản ngân hàng. Cá nhân có thể bị phạt tiền từ 200 triệu đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
+ Thực hiện việc thu thập tàng trữ trao đổi mua bán công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác mà số lượng tài khoản vi phạm là trăm tài khoản trở lên;
+ Cùng với đó cá nhân này trực tiếp thu lại bất chính từ hành vi vi phạm là từ 200 triệu đồng trở lên. Ngoài việc bị xử lý hình sự theo các khung hình phạt đã nêu ở trên người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm những chức vụ cấm hành nghề hoặc là một số công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, cá nhân tổ chức có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự và cần phải căn cứ theo số lượng tài khoản và số tiền thu lãi bất chính từ việc thuê, mượn tài khoản, trao đổi trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng. Mức phạt tiền có thể áp dụng từ 20 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm thậm chí là phạt tù đến 7 năm. Ngoài ra, còn bị áp dụng những biện pháp bổ sung khác như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
–
– Nghị định số 143/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.