Ngày cưới được xem là ngày trọng đại của mỗi người, trong đó có người lao động, thời gian này thì các chủ thể thường xin nghỉ phép để có thể chuẩn bị đám cưới một cách chu đáo nhất. Vậy câu hỏi đặt ra: Người lao động nghỉ cưới có được tính vào nghỉ phép năm hay không?
Mục lục bài viết
1. Người lao động nghỉ cưới có tính vào nghỉ phép năm không?
1.1. Thời gian nghỉ phép khi kết hôn của người lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 115 của
– Người lao động kết hôn sẽ được nghỉ 03 ngày theo quy định của pháp luật;
– Con đẻ và con nuôi kết hôn thì người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày theo quy định của pháp luật;
– Cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng của người lao động, con đẻ và con nuôi của người lao động qua đời thì người lao động sẽ được nghỉ 03 ngày theo quy định của pháp luật;
– Người lao động sẽ được nghỉ không lương trong khoảng thời gian 1 ngày theo quy định của pháp luật và cần phải tiến hành hoạt động thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại, anh chị em ruột của người lao động qua đời, cha hoặc mẹ của người lao động kết hôn, anh chị em ruột của người lao động kết hôn;
– Bên cạnh đó thì pháp luật cũng quy định rằng người lao động có thể tiến hành hoạt động thỏa thuận với người sử dụng lao động để có thể nghỉ không lương, trong trường hợp này thì pháp luật không giới hạn số ngày nghỉ không lương, tức là số ngày nghỉ không lương sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động.
Như vậy theo như phân tích ở trên thì khi người lao động kết hôn họ sẽ được nghỉ tối đa 03 ngày và được hưởng nguyên lương. ngoài thời hạn này thì người lao động có thể tiến hành hoạt động thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc sử dụng ngày phép năm để có thể nghỉ thêm trong thời gian kết hôn, nếu như được người sử dụng lao động đồng ý.
1.2. Người lao động nghỉ cưới có tính vào nghỉ phép năm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 115 của Bộ luật lao động như đã phân tích ở trên thì có ghi nhận về chế độ nghỉ việc riêng và nghỉ không lương của người lao động. Theo đó thì trong trường hợp kết hôn, người lao động sẽ được nghỉ 03 ngày. Khi người lao động nghỉ kết hôn thì sẽ được coi là nghỉ việc riêng và vẫn được hưởng nguyên lương nhưng phải tiến hành hoạt động thông báo với người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động đồng ý.
Như vậy đối với câu hỏi: Người lao động nghỉ cưới có được tính vào nghỉ phép năm hay không? Thì có thể nói, việc người lao động nghỉ cưới sẽ được xem là nghỉ việc riêng và vẫn được hưởng nguyên lương theo như phân tích ở trên, vì vậy thời gian nghỉ cưới sẽ không được tính vào thời gian nghỉ phép năm theo quy định của pháp luật. Theo đó thì người lao động sẽ được nghỉ cưới 03 ngày và vẫn được hưởng nguyên lương trong các ngày nghỉ của họ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về vấn đề nghỉ không hưởng lương. Mặt khác, khi nghỉ cưới thì người lao động sẽ có trách nhiệm thông báo với người sử dụng lao động, hành vi không thông báo của người lao động sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Ngoài ra, có nhiều trường hợp trên thực tế hiện nay người lao động nghỉ cưới vào cùng thời điểm chung với các ngày lễ, tết. Như vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì đối với trường hợp người lao động nghỉ kết hôn trùng với ngày lễ, tết thì cũng sẽ không được thực hiện hoạt động nghỉ bù. Bộ luật lao động năm 2019 hiện nay cùng với các văn bản pháp luật khác hướng dẫn chưa có quy định về việc nghỉ việc riêng của người lao động chung với các ngày lễ tết thì giải quyết như thế nào. Mà pháp luật hiện nay chỉ có quy định về việc các ngày lễ tết nếu chung vào các ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động sẽ được ngày bù vào những ngày tiếp theo. Như vậy có thể khẳng định, nếu ngày cưới của người lao động chung với các ngày lễ tết thì người lao động cũng sẽ không được nghỉ bù vào những ngày sau đó mà đây sẽ được coi là rủi ro của người lao động và người lao động cần phải tính trước được những trường hợp này để tránh thiệt cho bản thân. Tuy nhiên sau khi kết hôn, nếu như người lao động muốn được nghỉ thêm để có thời gian nghỉ ngơi và đi tuần trăng mật cùng với gia đình thì người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động trong một khoảng thời gian hợp lý để có thể xin nghỉ phép (nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương) hoặc thỏa thuận về việc nghỉ không lương theo quy định của pháp luật.
2. Mức xử phạt đối với công ty khi không cho người lao động nghỉ kết hôn:
Căn cứ khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về xử phạt hành vi công ty không cho người lao động nghỉ để kết hôn như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
– Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Cần phải lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có thể nói, mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.
Như vậy, do công ty không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng (cụ thể là không cho nghỉ kết hôn) theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Thành phần giấy tờ xin nghỉ kết hôn của người lao động:
Kết hôn sẽ được xem là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Vì thế pháp luật về lao động cũng dành ra những ưu tiên nhất định khi người lao động tiến hành hoạt động kết hôn. Trong thời gian chuẩn bị hôn lễ thì các chủ thể rất bận rộn và không có thời gian để quan tâm cũng như hoàn thành công việc một cách chu đáo và toàn vẹn vì vậy thường sẽ đặt ra nhu cầu xin nghỉ vì việc riêng. Tuy nhiên người lao động khi muốn xin nghỉ kết hôn thì cần phải chuẩn bị một số giấy tờ theo quy định của pháp luật để có thể được nghỉ nguyên lương. Pháp luật về lao động hiện nay cũng quy định cụ thể về chế độ ngày nghỉ kết hôn. Theo đó thì người lao động sẽ được phép nghỉ với thời gian 03 ngày và được hưởng nguyên lương trong phản thời gian kết hôn này. công ty của người lao động sẽ căn cứ trên thời gian và địa điểm mà người lao động tổ chức đám cưới cũng như căn cứ vào thời gian được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của hai vợ chồng để làm căn cứ trả lương cho người lao động theo quy định của pháp luật. Nếu như người lao động muốn nghỉ hưởng nguyên lương trong thời gian kết hôn thì cần phải chứng minh vấn đề này là chính đáng và có cơ sở. Người lao động cần phải báo cáo trực tiếp đến ban lãnh đạo của công ty cũng như bộ phận hành chính nhân sự để có thể yêu cầu giải quyết chế độ nghỉ hưởng lương trong thời gian kết hôn. Quá trình đó thì người lao động cũng cần phải đưa ra được các căn cứ chứng minh rằng việc kết hôn sẽ được diễn ra trên thực tế. Cụ thể là người lao động sẽ phải xuất trình được một số giấy tờ cơ bản như:
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của hai vợ chồng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy tờ tùy thân của hai vợ chồng …;
– Hoặc một số giấy tờ khác khi được bên công ty yêu cầu.
Nếu như hai người chưa đăng ký kết hôn mà mới tổ chức đám cưới thì vẫn chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ kết hôn 03 ngày làm việc theo như phân tích ở trên. tuy nhiên nếu trường hợp công ty của người lao động có quy định cụ thể về vấn đề nghỉ kết hôn này thì người lao động sẽ phải tuân thủ theo nội quy của công ty. Và ngược lại, nếu người lao động muốn nghỉ việc riêng có hưởng lương thì người lao động cần phải xin phép người sử dụng lao động đồng thời xuất trình được những giấy tờ cơ bản nêu trên thì công ty mới giải quyết cho người lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.